Nghị luận về vấn đề lý tưởng cao đẹp
cần phải lên kế hoạch học tập rèn luyện kĩ năng, sức khỏe tư tưởng nhằm thực hiện những mục đích đó. Sau đó, ta phải tích cực tham gia các hoạt động xã hội, chính trị; điều nãy sẽ giúp cho bản thân hòa nhập cộng đồng. Cuối cùng ta cần phải phát huy những thế mạnh của bản thân, khắc phục các điểm yếu và vận động những điều đã học vào thực tế.
Thế hệ trẻ là những người chủ tương lại của đất nước, là chủ của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển. Chính vì vậy mà các bạn thanh thiếu niên cần phải sống có mục đích cao đẹp. Hãy nhớ rằng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ vào công học tập của các em” lời nhắn như thiêng liên ấy phải được thực hiện! Các bạn hãy cố lên!
“Không có việc gì khó- Chỉ sợ lòng không bền- Đào núi và lấp biển- Quyết chí ắt làm nên” (HCM)
Chúng ta chắc còn nhớ hai chiến thắng vẻ vang liên tiếp của đội tuyển robocon Việt Nam. Đó là một tấm gương gần gũi, rõ ràng mà thanh thiếu niên cần noi theo. Tôi xin được nhắn nhủ các bạn thanh thiếu niên, học sinh: “Hãy học tập để nắm vững lấy tri thức vì tri thức là sức mạnh. Có tri thức, các bạn như đứng trên vai người đi trước để cao hơn người khác. Hãy phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chấp nhận và vượt qua thử thách, bởi không có người thất bại, chỉ có người không biết cố gắng mà thôi”. (Victor Frank).
Và thời nào cũng vậy, thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên phong, xông pha vào những nơi gian khổ mà không ngại khó. Điều đó đã được thể hiện rất rõ trong thời chiến. Những người con của đất nước đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình - cái tuổi 20 đầy ước mơ ấy - cho Tổ quốc với lý tưởng thật cao đẹp và thánh thiện. Chúng ta cũng đã biết được phần nào điều đó qua hai cuốn nhật ký thời chiến của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và bác sĩ liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm. Họ đều ra đi ở độ tuổi còn rất trẻ. Họ biết điều gì sẽ xảy ra, nhưng họ vẫn chọn cách sống này - 'cách sống không lắm chiều cạnh, phong phú, không tự do, nhiều vẻ nhưng lại trong sáng, thánh thiện đến kỳ lạ' - nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn.
Đây là những thanh niên của gần 40 năm trước, còn lớp thanh niên ngày nay thì sao? Vâng! Đấy chính là chúng ta. Các bạn ạ! Chúng ta nên biết một điều: nếu như lớp người đi trước đã quên mình cho thế hệ sau được độc lập, no ấm thì ngày nay, tuổi trẻ chúng ta sẽ tiếp tục duy trì truyền thống đó. Và một điều quan trọng là bạn đừng xem đấy là nghĩa vụ để rồi miễn cưỡng thực hiện. Chúng ta hiểu rằng: được sinh ra là một hạnh phúc và được sống tự do, no đủ - đó là món quà quý báu, vô giá mà quê hương và xã hội đã ban tặng cho chúng ta. Hạnh phúc không tự nhiên mà có. Mà đó là xương máu, tâm huyết của biết bao con người trên đất nước này. Họ là ai? Họ là những con người sống có lý tưởng. Họ cho rằng được hiến dâng cho quê hương là hạnh phúc, là niềm tự hào, là vinh dự quý báu. Thế thì sao chúng ta không học cách sống của họ? Không mở lòng ra để để cho đi mà không tính toán. Tôi đã rất tâm đắc với câu nói của G.Potixen (Anh): 'Chúng ta chán ngấy những niềm vui mà chúng ta nhận được nhưng chẳng bao giờ chán những niềm vui mà chúng ta cho đi'. Và giờ đây, tôi muốn rằng các bạn cũng sẽ lấy câu nói này làm phương châm sống cho riêng mình.
Thế thì sao chúng ta không học cách sống của họ. Mọi suy nghĩ, hành động đều bắt nguồn từ ý nghĩ. Ý nghĩ, tư tưởng là nền móng cơ bản dẫn việc làm, lối sống của thanh niên. Mỗi một thời đại, mỗi một hoàn cảnh lịch sử mà thanh niên nuôi dưỡng những ước vọng, những lý tưởng sống và suy ngẫm riêng. Chúng ta không bác bỏ, không phủ nhận quá khứ, lịch sử hào hùng, thế hệ thanh niên ngày ấy đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của đất nước. Đó là lý tưởng muốn được chiến đâu, hi sinh cho độc lập, tự do tổ quốc, cho tự hào dân tộc. Nhưng chúng ta không thể lấy thước đo của ngày hôm qua áp dụng vào ngày hôm nay; không thể đem thế hệ trước so sánh, áp dụng lý tưởng cho thế hệ sau. Đơn giản vì mỗi thế hệ có một môi trường riêng, một nhận