thuyết minh về con gà
Trong kho tàng văn liệu Việt Nam có rất nhiều câu liên quan đến Gà. Để tiện cho việc tham khảo dưới đây xin dẫn ra một số câu:
Bạn bè thân nhau cho gà trống,/ Đừng phiền nhau xin giống gà mái. Bìm-bịp bắt gà con. Bới nát đám cỏ gà. Buồn về một nỗi tháng năm, / Chửa đặt mình nằm gà gáy chim kêu. Bút sa gà chết. Bụt trên tòa, gà nào mở mắt. Biếng nhắp năm canh chầy, / Gà đà sớm giục-giã (2 câu thơ trong bài “Đêm Mùa Hạ” của Nguyễn Khuyến.
Cà kê nghê ngỗng (cà và kê đều là gà, nghê và ngỗng đều là ngỗng). Cất lên một tiếng la-đà, / Cho chim nhớ tổ cho gà nhớ con. Cậu Cai nón dấu lông gà, / Cổ tay đeo nhẫn gọi là Cậu Cai. Chẳng tham nhà ngói bức bàn, / Trái duyên coi bẵng một gian chuồng gà. Chị kia bới tóc đuôi gà, / Nắm đuôi chị lại, hỏi nhà chị đâu? Chiều chiều quạ nói với diều, / Vườn cau kia rậm lại nhiều gà con. Chiều chiều con quạ lợp nhà, / Con cu chẻ củi, con gà quăng tranh. Chim gà cá lợn cành cau, / Mùa nào thức ấy giữ màu nhà quê. Cho hay tiên lại kiếm tiên, / Phượng-Hoàng chẳng chịu đứng chen đàn gà. Chó cậy gần nhà,/ gà cậy gần chuồng. Chó liền da, gà liền xương. Chó giữ nhà, gà gáy sáng. Chó giữ nhà, gà gáy trống-canh. Chớ quen bắt chó mua dê, / Vui cùng hạc nội ham chi gà ***g. Chơi chó, chó liếm mặt, / Chơi gà, gà mổ mắt. Chớp đông nhay-nháy, / Gà gáy thì mưa. Chú vịt chú gà,/ Nhắc võng ông bà,/ Trèo lên núi chiều,/ Giặc thấy đã nhiều, / Chạy như con cút. Chuồng phân nhà, chẳng để gà người bới. Chữ viết như gà bới. Chuyện-trò chưa cạn tóc-tơ, / Gà đà gáy sáng, trời vừa rạng-đông (câu thơ số 3215 và 3216 trong Truyện Kiều của Nguyễn Du). Có chân mà chẳng có tay, / Có hai con mắt ăn mày dương gian (Đây là câu đố trong tục-ngữ phong-giao có nghĩa là “con gà”). Có duyên lấy được chồng già, / Ăn xôi bỏ cháy, ăn gà bỏ xương. Con cà con kê (cà và kê là gà). Con cóc nhảy xa, / Con gà ú-u. Con công ăn lẫn với gà,/ Rồng kia rắn nọ coi đà sao nên! Con chim trên núi, con gà dưới suối, / Nó gáy giọng chầu đôi chầu ba. Con gà tốt mã về lông,/ Răng đen về thuốc, rượu nồng về men. Con gà con vịt cũng không,/ Bóng tre có mát, ngoài đồng không ai. Con gà cục-tác lá chanh, / Con lợn ủn-ỉn: “mua hành cho tôi.” Con quốc kêu réo trên ngàn, / Gà rừng táo-tác gọi con tha mồi. Con tông gà nòi (tông nghĩa là dòng họ). Cõng rắn cắn gà nhà. Cỗ xôi, con gà. Cơm gà cá gỏi. Cựa gà sắc không đâm giáp giặc,/ Mẹo bạc gian khó đoạt mưu quân (thơ của Bửu-Văn Phan Kế-Bính).
Da cóc mà bọc trứng gà,/ Bổ ra thơm-phức cả nhà muốn ăn. Dậy! Dậy! Dậy! / Bên án một tiếng gà vừa gáy (thơ của cụ Phan Bội-Châu). Đánh con ngựa gỗ chạy xung quanh nhà,/ Những loài gà vịt lánh xa,/ Kẻo mà chẹt cẳng kẻo mà rụng lông. Đã báo rạng-đông, gà sáng gáy (thơ Đường Bá-Hồ). Đàn bà năm bảy đàn bà,/ Chồng dặn mua gà, đi mua quốc con. Đầu gà má lợn. Đẻ như gà. Đỏ như mào gà.
Ếch tháng ba, gà tháng tám. / Em về thưa mẹ cùng cha, / Bắt lợn đi cưới bắt gà đi cheo (cheo nghĩa là lễ nộp tiền cho làng về việc cưới xin).
Gà ăn hơn công ăn. Gà chê thóc chẳng bới,/ người mới chê tiền. Gà cỏ quay mỏ về rừng. Gà con đuổi bắt điều-hâu,/ Chim ri đuổi đánh vỡ đầu bồ-nông (bồ-nông: loại chim mình lớn mỏ dài, dưới cổ có bìu để đựng món ăn). Gà con ta để ta nuôi, / Đến mai ta gả con chó cụt đuôi cho mày. Gà cùng chuồng đá lẫn nhau. Gà cựa dài thì thịt rắn, / Gà cựa ngắn thì thịt mềm. Gà đẻ, gà lại cục-tác. Gà đen chân trắng, mẹ mắng cũng mua, / Gà trắng chân chì, mua chi giống ấy. Gà gáy canh một hỏa-tai, canh hai đạo-tặc. Gà ghét nhau tiếng gáy. Gà khôn gà chẳng đá lang, / Gái khôn gái chẳng bỏ làng gái đi. Gà mái gáy gở (dở, xấu). Gà mọc lông măng. Gà nào hay bằng gà Cao-Lãnh, / Gái nào bảnh bằng gái Nha-Mân. Gà người gáy, gà ta sáng. Gà nhà lại bới bếp nhà. Gà què ăn quẩn cối xay. Gà què bị chó đuổi. Gà Tò, lợn Tó, vó Vạn Đồn. Gà trống (sống) còn giò. Gà trống nuôi con. Gà tức nhau tiếng gáy. Gà về bới nát cỏ sân, / Mèo buồn lại chạy kiếm ăn ngõ ngoài. Gái một con, gà non một lứa. Giả ơn cái cối cái chày, / Nửa đêm gà gáy có mày có tao. Giả ơn cái cọc bờ ao, / Nửa đêm gà gáy