Độc Tiểu Thanh Ký của Nguyễn Du
dương rực rỡ nơi núi chiều, nhớ tới Tiểu Thanh phong lưu như đang còn?
Than ôi! Điều mà trời kia không nhất thời thành tựu cho Tiểu Thanh lại chính là để thành tựu cho nàng ngàn năm! Sao lại có hận?”.
Đấy là cách nói của Mặc lãng tử. Nếu không coi cuộc đời của Tiểu Thanh là một nỗi hận lớn, hà cớ tác giả lại đặt nhan đề Mai tự hận tích – (Di tích về nỗi hận ở gò mai) cho câu chuyện về Tiểu Thanh, mà không đặt Tiểu Thanh truyện như Trương Triều trong Ngu Sơ tân chí, như Phùng Mộng Long trong Tình sử ? Hơn nữa, mở đầu câu chuyện, Mặc lãng tử còn đặt câu hỏi: “Tây Hồ là đất ăn chơi. Hoa đua cười, chim tìm bạn. Xuân qua, thu lại, bốn mùa đều làm người ta vui vẻ. Vậy sao lại có nỗi hận?”. Từ nhan đề, đến phần mở đầu, phần kết thúc câu chuyện, Mặc lãng tử đều tập trung vào một chữ hận. Chữ hận được khắc sâu bởi một kì oan. Nỗi kì oan của Tiểu Thanh bắt đầu xẩy ra năm nàng 16 tuổi khi cùng Phùng sinh kết duyên. Phùng sinh là đầu mối mọi nỗi oan nghiệt của Tiểu Thanh và chính nàng cũng gọi chàng là “oan nghiệp phu”.
Mặc lãng tử kể: “Phùng sinh là một công tử giầu có ở Tây Hồ. Tính chàng hám sắc, nhưng bị người vợ hay ghen giàng giữ, nên chẳng thể ho he gì được. Về sau, nhờ nhiều lần khẩn cầu thống thiết, vợ chấp nhận cho cưới thiếp, nhưng không cho lấy người ở gần, vì sợ những kẻ đó có quan hệ bất chính với chàng từ trước; lệnh phải lấy ở nơi xa, tận Duy Dương và hẹn vừa đi vừa về chỉ trong vòng nửa tháng, nếu quá hạn sẽ không cho người thiếp kia bước chân vào cửa. ý của cô ta là, do thời hạn gấp gáp chắc gì chàng tìm được người; mà nếu tìm được chăng nữa, vị tất có người đẹp”. Hơn nữa, cô còn nghĩ: “con gái Duy Dương phần nhiều bị các trưởng quan lấy hết rồi; nếu còn, thì cũng chỉ là loại thê thiếp tầm thường”. Nhưng cô biết đâu, số trời đã định, chồng cô lại gặp mĩ nữ Phùng Tiểu Thanh sắc tài toàn vẹn. Khi Tiểu Thanh xuất hiện, dù nàng “đã phải cúi đầu hạ dọng cung kính không dám lộ một chút phong lưu, vậy mà phong thái kiều diễm tự nhiên của Tiểu Thanh càng giấu, lại càng rực rỡ” khiến lòng đố kị của vợ Phùng trở nên uất kết. Cô ta “thấy Tiểu Thanh hạ mình, càng ngờ rằng, nàng có thâm ý gì, nên luôn luôn theo sát, không để cho chồng có thể cười nói riêng với nàng một lời”. Để ra oai, trước tiên cô thu vứt hết son phấn do Tiểu Thanh mang về, rồi đốt sạch sách vở Tiểu Thanh đem theo, sau đó cấm cố nàng trong phòng, không cho giao thiệp với bất cứ một ai dù chỉ nửa lời. Kể tới đây, Mặc lãng tử đã mỉa mai: “Đúng là cái gọi, “yêu thương bánh vẽ, tình lang trong tranh”! Đến như muốn làm Ngưu Lang - Chức Nữ mỗi năm gặp nhau một lần cũng không thể”.
Đây mới là khúc dạo đầu cho bản trường hận ca Phùng Tiểu Thanh. Những chi tiết chúng tôi vừa nêu trên đều không có trong Tình sử và trong Ngu Sơ tân chí.
Một lần, vợ Phùng sinh đi dâng hương tại chùa Thiên Trúc, sợ Tiểu Thanh ở nhà sẽ lén lút gặp chồng nên bắt cô đi theo. Lúc về tới nhà, hai người gặp Phùng sinh đang đợi trong phòng. Trông thấy chồng, Tiểu Thanh e ngại tránh mặt. Ta hãy xem vợ Phùng sinh phản ứng ra sao? Cô lên dọng phán: “Đây là nhà của ta, không phải nơi để ngươi tránh mặt; đây là phòng ở của ta, lại cũng chẳng phải nơi để ngươi có mặt. Có mặt hay tránh mặt đều không thể”. Chi tiết này cũng không có trong Tình sử và trong Ngu Sơ tân chí. Sau đó, cô đưa Tiểu Thanh đến ngôi nhà riêng tại gò mai núi Cô Sơn cho ở một mình và lệnh: “Ta có ba điều pháp quy ngươi phải tuân thủ là: chưa có lệnh ta mà chàng đến, không được gặp mặt; chưa được lệnh ta mà có thư từ chàng gửi đến, không được mở xem; ngươi có viết thư từ, phải đưa ta đọc, không được tự ý thư từ với người khác. Nếu có chút gì sai phạm, quyết chẳng nương nhẹ!”.
Cứ như vậy, vợ Phùng sinh từng bước dồn Tiểu Thanh đến chỗ chết: ban đầu, vứt hết phấn son, đốt sạch sách vở, cấm cố không cho giao tiếp với bất cứ ai kể cả chồng. Tiểu Thanh muốn như vợ chồng Ngâu mỗi năm gặp nhau một lần cũng không xong. Tiếp theo, sự có mặt hay tránh mặt của Tiểu Thanh đều không nơi. Rồi, tống nàng ra ngôi nhà riêng dưới chân