Vẻ đẹp của những anh hùng sử thi
sao?Chúng ta tiếp tục tìm hiểu để làm rõ thêm về vẻ đẹp của sử thi anh hùng .
Sử thi Tây Nguyên (Việt Nam) thường ca ngợi người anh hùng chiến đấu để bảo vệ cuộc sống yên lành cho buôn làng.Khi chiến thắng,buôn làng của người anh hùng trở nên giàu có,cường thịnh hơn. Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” nói về người anh hùng Đăm săn chân thật, đơn giản,có lúc ngông cuồng, có thể coi là người anh hùng chiến trận.Cuộc đối đầu giữa Đăm Săn với Mtao Mxay là giữa hai tù trưởng dũng mãnh.Phẩm chất anh hùng theo cách nhìn sử thi Tây Nguyên là chiến thắng bằng sức mạnh và sự can đảm.Cuộc đối đầu sinh tử ấy không có chỗ dung thân cho kẻ nào hèn nhát hơn.Trong tình cảm tôn vinh người anh hùng của buôn làng,mọi cử chỉ,ngôn ngữ,hành động của Đăm Săn đều nổi bật ,vượt trội hơn kẻ thù.Chúng ta cùng chứng kiến cuộc thi tài múa khiên thú vị:Mtao Mxây thể hiện sự khoác lác khi lời nói của hắn được minh chứng bằng tiếng khiên kêu lộc cộc lộp cộp như tiếng những quả mướp khô đập vào nhau,còn Đam săn đã dập tắt nhuệ khí của hắn bằng sức mạnh phi thường trong màn múa khiên độc đáo.một bước nhảy của chàng vượt qua mấy đồi tranh,một bước lùi vượt qua mấy đồi mía,Đăm Săn hùng cường ngay khi còn ở trong lòng mẹ.,chàng có sức khoẻ ,sức mạnh phi thường và đầy tài năng. Đam săn chiến thắng Mtao Mxay nhờ sự trợ lực của người vợ Hơ-nhi ném miếng trầu để sức lực tăng lên gấp bội và sự giúp đỡ của Ông Trời. Đam săn chiến đấu không hề đơn độc,chính nghĩa luôn thuộc về chàng.Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây làm cho buôn làng của mình lại thêm giàu mạnh,càng nâng cao uy tín của mình và tôi tớ, dân làng của tù trưởng thù địch tự nguyện mang theo của cải đi theo Đăm Săn. Đoạn trích đã đem lại cho ta những cách nhìn độc đáo về người anh hùng Đăm Săn trong chiến công bảo vệ buôn làng, đem lại bình yên cho thị tộc.Sử thi Đăm săn quả thật đã hình thành ý thức và tình cảm cộng đồng vững bền giữa các dân tộc Ê-đê,thành di sản quý báu của Tây Nguyên và dân tộc Việt Nam, đánh dấu thời đại sử thi rực rỡ với vẻ đẹp”một đi không trở lại”.
Cả ba đoạn trích sử thi đều kể lại về chuyện tái hợp, đoàn tụ gia đình giữa người anh hùng và người vợ của mình.Và để có sự đoàn tụ,kết cục tốt đẹp,các nhân vật đều phải trải qua những thử thách:thử thách về chiến trận,thử thách về tâm lí,hoặc thử thách cả về chiến trận lẫn tâm lí.Từ chính điểm này,ta cũng thấy được điểm khác biệt thú vị của mỗi nền văn hoá.Trong Đam săn và Ramayana(hai sử thi đều của các nền văn học,văn hoá phương Đông),việc đoàn tụ gia đình được thể hiện và đề cao ở khía cạnh cộng đồng,danh dự,tài năng của người lãnh đạo với tư cách là người đại diện cho cộng đồng(không gian diễn ra cuộc đoàn tụ là không gian cộng đồng,có sự chứng kiến của”nhân vật quần chúng”,người anh hùng hành động,nói năng chịu sự chi phối của vị trí,nghĩa vụ của người lãnh đạo cộng đồng.Còn Ôđixê thì khác.Việc đoàn tụ được thể hiện ở khía cạnh cá nhân, đề cao hạnh phúc cá nhân, hạnh phúc gia đình(không gian đoàn tụ là không gian cá nhân;cách thức thử thách để đoàn tụ không phải chỉ có chiến đấu thể hiện sức mạnh hay hành động theo nghĩa vụ của đấng quân vương mà là thử thách mang tính cá nhân,những kỉ niệm,kỉ vật-chiếc giường,tình cảm vợ chồng gắn bó là tiêu chí để thử thách người anh hùng.)
Từ đó ta có thể nhận thấy rằng văn hoá phương Đông đề cao con người cộng đồng còn văn hoá phương Tây đề cao con người cá nhân.
Những vẻ đẹp của các anh hùng sử thi luôn được làm nổi bật và đậm nét là nhờ vào ngôn ngữ miêu tả của sử thi chỉ có sử thi mới đem lại những vẻ đẹp độc đáo ấy của các anh hùng.Không chỉ có ngôn ngữ mà nhờ vào lời kể chuỵện hấp đẫn,ngôn từ miêu tả khoa trương tạo được dấu ấn sâu sắc,chứa đựng những giá trị nhân văn đặc trưng của sử thi của sử thi cùng với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các biện pháp nghệ thuật:so sánh, phóng đại...
Tất cả nội dung và nghệ thuật có sự kết hợp với nhau tạo nên cho sử thi một vẻ đẹp tuyệt vời.