Thuyết minh về cái quạt
khác ở trấn Cửu Đỉnh, huyện Linh Bích tỉnh An Huy là một trong bức tranh khắc có nhiều cảnh cầm quạt nan nhất. Quạt khi sống ở dương gian, tới lúc lên trên tiên giới cũng vẫn dùng quạt, quạt lúc đang làm việc, dạo chơi, ăn cơm, tang ma. Thần tiên dùng quạt nan, thầy cúng dùng quạt nan, người thường cũng dùng quạt nan, những chiếc quạt nan lớn bé không khác nhau về hình dáng. Cảm động nhất là hình khắc người vợ dệt vải, người chồng đứng sau quạt rồi bất chợt ôm hôn vợ, xa xa có hình đứa trẻ, mà ta đoán là đứa con của hai người. Nội dung các bức tranh khắc ở đây kể lại nỗi niềm nhớ vợ và ao ước được đoàn tụ trên tiên giới của một anh chồng trẻ. Chiếc quạt nan là một vật thân thiết, cùng người ta chia sẻ những ngọt bùi.
Giờ đây, chiếc quạt nan được chúng ta xếp hạng gần chót, chỉ trên quạt mo cau. Nhưng hơn 2000 năm trước chiếc quạt được làm ra từ thành quả của ngành luyện kim. Nếu không có những chiếc dao sắc có thể chẻ tre thành những nan mỏng thì không thể làm ra được chiếc quạt nhẹ như vậy. Quạt nan được thấy qua các bức khắc trong mộ Hán, nhưng không ai biết cụ thể kích thước của nó do tre nứa là vật dễ bị phân hủy không dễ gì lưu lại với thời gian. Năm 1982 tại Hồ Bắc, Giang Lăng, Mã Sơn, trong ngôi mộ số 1, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy chiếc quạt nan cổ nhất cho tới nay trên thế giới. Chiếc quạt nan có niên đại thời Chiến Quốc được bảo lưu tới nay nhờ lớp sơn ta bên ngoài với hai màu đen - đỏ. Chiếc quạt có kích thước mặt dài nhất là 24, 3 cm, rộng 16,8 cm, cán có chiều dài 40,8 cm. Hiện chiếc quạt đang lưu giữ ở bảo tàng Kinh Châu. Chiếc quạt cổ nhất này cùng với chiếc kiếm của 4 đời Việt vương, mẫu của Ngô vương Phù Sai(2) là những hiện vật quan trọng nhất của bảo tàng Kinh Châu. Nhưng hình ảnh chiếc quạt nan chỉ xuất hiện trong nghệ thuật thời Hán và bị thay thế bởi những chiếc quạt giấy và quạt lông thời Ngụy Tấn, Nam Bắc triều.
Tuy không có được vị trí danh giá trong lịch sử nghệ thuật Việt, nhưng chiếc quạt nan đã tận tụy, cần mẫn, bền bỉ trong đời sống thường nhật của người dân. Nếu nói văn hóa là một vật, thì cái quạt nan không có nguồn gốc bản địa. Nhưng nói văn hóa là kiểu lựa chọn (Phan Ngọc), thì cách dùng quạt nan suốt mấy nghìn năm nay là văn hóa Việt. Cái quạt nằm ngang hình thang, ổn định, quân bình như câu thơ lục bát. Đây phải chăng cũng là món nợ văn hóa mà của nghệ thuật Việt Nam với chiếc quạt nan.
Tầm thường như cái quạt mo còn có bài thơ “Thằng Bờm”. Tiếc rằng Sỹ Ngọc không tặng thêm cho mỹ thuật thời kháng chiến một kiệt tác thứ hai có tên là “Cái quạt nan”. Nhà thơ Vương Trọng có bài thơ “Gió từ tay mẹ” sáng tác năm 1974, đây là tác phẩm hay nhất về chiếc quạt nan. Bài thơ được chọn vào SGK lớp 3 (cũ) , lời thơ có đoạn:
“Quạt nan như lá
Chớp chớp lay lay
Quạt nan mỏng dính
Quạt gió rất dày
Gió từ ngọn cây
Có khi còn nghỉ
Gió từ tay mẹ
Thổi suốt đêm ngày”.
Thật giản dị và cảm động! Có ai trong chúng ta không từng được mẹ quạt đưa vào giấc ngủ. Đúng là chiếc quạt “Nan- ti on- nan” của mẹ không có định giờ, không có chức năng khử độc, không bơm ô xy, không có màng lọc mạ vàng, không công nghệ nano-không có thương hiệu quốc tế, nhưng có tình mẹ bao la.
Gần đây có những thảo luận về vai trò nghệ sỹ như những người làm văn hóa (artist or cultural worker). Cái tôi nghệ sỹ trở nên ít quan trọng, thậm chí bị chính nghệ sỹ thủ tiêu. Nhưng lạ thay họ lại nổi lên như những đại diện văn hóa của một dân tộc và thời đại. Trong buổi nói chuyện về văn hóa Tây Ban Nha ngày 15/9/2006 tại khách sạn Melia Hà Nội, diễn giả là một họa sỹ. Frederic Amat không chỉ là một họa sỹ, ông còn là nhà điêu khắc, nhà thiết kế, đạo diễn phim rất nổi tiếng của Tây Ban Nha. Buổi nói chuyện dành cho đối tượng là các sinh viên ngoại ngữ. Buổi nói chuyện không có phiên dịch, nhưng qua hình ảnh minh họa, tôi thấy nghệ sỹ đang thể hiện cách nhìn các tác phẩm nghệ thuật như các tiêu bản văn hóa.