Cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác
Lư u Quang Vũ được đánh giá là nhà viết kịch xuất sắc trong thời kỳ hiện đại. Đ ương thời khi còn sống, kịch của anh luôn có mặt trên sàn diễn của nhiều đoàn nghệ thuật trong cả nước. Trong lịch sử sân khấu nước ta, thời kỳ kịch của Lưu Quang Vũ có lẽ là thời kỳ sôi động, giàu sức sống nhất. Những năm 80, kịch của Lưu Quang Vũ xuất hiện đã làm thay đổi t ư duy của người biểu diễn cũng như của công chúng yêu sân khấu. Nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu phê bình đã đánh giá cao tài năng, tâm huyết và những đóng góp của Lưu Quang Vũ đối với nền sân khấu nói riêng và với nền văn học nói chung. Anh cũng là một trong những "người đi trước” trong phong trào đổi mới văn hoá văn nghệ, dùng ngòi bút của mình góp phần đem lại những điều tốt đẹp cho con người và xã hội.
Kịch bản của Lưu Quang Vũ dù được sáng tác nhanh với một số lượng lớn: hơn 50 vở kịch trong khoảng thời gian ch ưa đầy 10 năm, nhưng hầu hết đều đạt đến một chất lượng nghệ thuật nhất định. Ngay cả những vở được coi là không thành công khi đã lên sàn diễn cũng có một giá trị văn học không thể phủ nhận. Chúng ta đều biết rằng vở diễn nếu tách rời khỏi hoạt động sân khấu sẽ mất đi phần “động" chỉ còn lại phần “tĩnh”. Sân khấu đem đến cho kịch một đời sống thứ hai, sống động, hấp dẫn và sân khấu cũng quy định cho kịch những đặc tính nhất định, nên kịch có những đặc tr ưng riêng khác hẳn với thơ và tiểu thuyết. Trước khi đến với sân khấu Lưu Quang Vũ đã là người làm thơ, viết văn có phong cách riêng. Anh đã kết hợp và phát huy được những thế mạnh của mình khi đến với loại hình nghệ thuật có ý nghĩa tổng hợp như sân khấu. Từ thơ và chất thơ trong văn xuôi, rồi từ chất văn xuôi của đời sống, Lưu Quang Vũ đã chuyển sang viết kịch và đã gặt hái được những thành công rực rỡ. Ở đó vẫn tiếp tục những nguồn mạch được khai mở từ khá sớm nhưng Lưu Quang Vũ đã chín chắn, tỉnh táo hơn. Kịch là nơi Lưu Quang Vũ có thể bộc lộ trực tiếp hơn những khám phá và nhận thức của anh, là nơi anh có thể đóng góp tích cực hơn cho đời sống. Lưu Quang Vũ đã nói lên những suy nghĩ của mình trong lời tự bạch, trước khi mất: “Trong quan niệm của tôi, thơ và kịch rất gần nhau. Đó là hai thể loại lớn của văn học, là cuộc sống và thế giới tinh thần của con người được biểu hiện ở dạng tinh chất nhất, mạnh mẽ nhất, tuy ngôn ngữ nghệ thuật của chúng có những điểm khác biệt. Tôi say mê sân khấu từ nhỏ và làm thơ cũng từ nhỏ, nhưng chỉ mãi đến khi hơn ba mươi tuổi, tôi mới dám cầm bút viết vở kịch đầu tiên. Tôi cho rằng nghề viết kịch đòi hỏi người ta phải có sự từng trải khá dày dạn về đời sống và một sự am tường nhất định về sân khấu. Đã có khá nhiều thi sĩ thành đạt từ thuở thiếu niên nhưng hình như khó có ai thành công về viết kịch khi chưa đến 30 tuổi… Động lực xui giục tôi viết kịch cũng là những động lực khiến tôi làm thơ, đó là khát vọng muốn được bày tỏ, muốn được thể hiện tâm hồn mình và thế giới xung quanh, muốn được tham dự vào dòng chảy mãnh liệt của đời sống, được trao gửi và dâng hiến”(1).
Kịch của Lưu Quang Vũ khai thác nhiều đề tài, đi vào khám phá mọi mặt của đời sống xã hội và con người. Có thể phân chia, sắp xếp kịch Lưu Quang Vũ ra làm nhiều loại căn cứ vào cốt truyện của kịch bản. Cha ông ta có câu “có tích mới dịch nên trò”. Có thể hiểu nôm na “tích” chính là cốt truyện, phải có cốt truyện mới tạo dựng thành tác phẩm, sân khấu mới có kịch để diễn. Kịch của Lưu Quang Vũ thường được xây dựng trên một cốt truyện chắc chắn, chủ yếu tập trung vào các vấn đề, các sự kiện quan trọng trong đời sống. Việc khai thác các mô típ dân gian, dựa vào đó để viết kịch bản mang đậm dấu ấn cá nhân và phong cách của mình đã tạo cho kịch Lưu Quang Vũ một chiều sâu đáng kể. Nó tạo cho kịch của anh sự phong phú về đề tài, hấp dẫn ở cốt truyện, lôi cuốn ở nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Trong số kịch bản của Lưu Quang Vũ, khối lượng những vở khai thác trực tiếp từ cốt truyện dân gian không nhiều, nhưng hầu hết những vở kịch đó đều đạt tới hiệu quả nghệ thuật tương đối cao. Tiêu biểu nhất là vở Hồn Trương