Đây Thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử
cái khoảng không là tâm tưởng của người đọc để mỗi người yêu thơ tìm được một hạnh phúc cho riêng mình. Trở lại với cái vị thế ấy, ta hiểu vì sao câu thơ như một câu nói thường? Sức nặng ở ngoài câu chữ đơn sơ là một cái tình đằm thắm. Nó không cần hoa mỹ, cầu kì, một cách nói lên gân cao giọng, là vì nó được đản bảo bằng vàng và những câu tiếp theo. Dường như có một cáI thôn Vĩ mà chỉ cần một lời gọi ở đầu môi, tự nó hiện lên như một khối thuỷ tinh trong suốt. Cho nên đặt câu thơ đầu trong văn cảnh, ta mới hiểu được cáI bình dị sâu sắc của một sự đơn sơ. Nó giống như một thứ cánh cửa vườn lòng hé mở, mà dịu dàng, mà tha thiết biết bao! Cả một câu bảy chữ thì đã có đến sáu chữ đầu cấu tạo bởi thanh bằng. Một phong cách Huế tự nó định hành trong một chất giọng êm ru. Thì ra đằng sau cáI khuôn mẫu thơ Đường là một hồn thi nhân rất trẻ, trẻ cả lời, cả ý như một chiếc nem Huế nhỏ bé, khiêm nhường thơm thảo khó quên. Ấy là chưa nói đến đại từ nhân xưng mà lời mời hướng tới. “Sao anh…”, anh là đối tượng nghe, còn em mới là người nói. Cả người nói và người nghe đã tắm vào một không khí trữ tình đáng yêu mà thân mật lạ lùng. Sự cởi mở tâm tình trong quan hệ giao tiếp trên đây có khả năng, có tính năng làm xôn xao một tiềm thức vốn mơ hồ đã ngay lập tức trở thành cụ thể.
CáI cụ thể ấy cũng chẳng có gì nhiều. Cứ thử nhẩm đếm mà xem: một hàng cau gần gũi, một vườn ai thấp thoáng xa xa, và cũng thấp thoáng xa xa một gương mặt không rõ là ai lẫn trong tre trúc. Cảnh trí có vậy, nghĩa là hết sức đơn sơ nhưng lại nặg lòng quê kiểng. Bức tranh quê sở dĩ từng thức dậy để phô bầy cái vẻ đẹp tự thân, để trở thành hoàn mỹ ấy là do một điểm nhìn hội hoạ. Chọn một thời điểm đặc biệt trong ngày, khi cái nắng mới lên mà bấm máy thì còn gì bằng. Chọn cái trẻ của thời gian phải là người nghệ sĩ có tâm hồn rất trẻ. Cũng là cảnh làng quê ấy, có người chọn buổi trưa, có người lấy hoàng hôn làm bối cảnh. Mà không phải không đẹp. Ví như thơ Bà huyện Thanh Quan chẳng hạn, nhưng là cái đẹp khác, như sự u hoài bảng lảng giữa mênh mông. Không dùng một không gian mênh mông như thế làm nền, cách nhìn của Hàm Mạc Tử ở đây là một cách nhìn cận cảnh, cái nhìn qua ánh nắng đầu tiên. Vì vậy câu thơ đầu tiên tả cảnh, tả hàng cau đã có một nhịp đập khác thường. Nó hồi hộp như phản xạ tự nhiên của con người trước cáI đẹp không ngờ lại hiện ra trước mặt:
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Câu thơ sở dĩ nên thơ vì chất nhạc trong hồn. Vẫn chỉ là cáI nắng bình thường ngày nào chẳng có, nhưng nhà thơ như nhìn thấy nó lần đầu. Không biết có phải nắng đó hay không? Là mơ hay là thực? Dường như thi sĩ không còn tin vào mắt mình. Câu thơ vì vậy vừa như đối thoại (với người không có mặt) lại vừa như tự thoại. Nó mang lớp nghĩa hai tầng vừa hướng ngoại lại vừa hướng nội. Cái nắng đầu tiên trong ngày và trong đời có một sức sống riêng, một linh hồn riêng. Nó làm cho cái vùng ảnh hưởng mênh mông của nó không còn ở thế tĩnh mà sống động hẳn lên. Không phải lần đầu nhà thơ tả nắng. Cái nắng lần đầu ta đã một lần không quên trong Mùa xuân chín. Nhưng cái đẹp trong thơ có phần day dứt, có một cái gì đó không yên. Đọc câu “Dọc bờ sông trắng nắng chang chang”, ta gặp một không khí rất xưa trong hoài niệm. Và cũng từ hoài niệm, Lưu Trọng Lư đã có thơ hay:
Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời
Lúc người còn sống, tôi lên mười
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi
(Nắng mới)
Cả hai đều hướng về phía sau, còn Đây thôn Vĩ Giạ, cái nắng đầu tiên hướng về phía trước. Hai chữ nắng trong một câu thơ tạo nên một tiết tấu khác thường. Có một cái gì như náo nức, cái e ấp của con trẻ lần đầu mặc chiếc áo mới trong cái âm thanh sột soạt, không tránh khỏi cái rạo rực, ngây thơ. Sức hút ở đây là nắng và người chịu tác động của sức hút ấy là nhà thơ. Hàm Mạc Tử cũng trở thành một thứ con trẻ trong hồn, đồng tâm trạng với Lưu Trọng Lư trong bài thơ vừa dẫn. Mặc dù vậy, hai nỗi niềm có khác. Nếu có nắg hồng hào trong thơ của tác giả Tiếng thu gắn liền với áo đỏ (Áo đỏ