khuynh hướng Phan Bội Châu
yếu thành mạnh…Nếu như nước ta, 50 năm về trước mà bỏ hẳn được cái tư tưởng "thờ nước lớn", biết bồi dưỡng cho cái cơ sở độc lập, biết phát triển cái căm uất thành sức mạnh, cùng với người khác tranh thắng, thì đâu đến nỗi như ngày hôm nay.
Chương thứ mười
- Chương này có 5 tiết, giới thiệu tiiết thứ năm: Thời kỳ cuối của người Tây đắc chí ở nước ta.
Trích:
Năm Tự Đức thứ 36, cách một năm sau khi Hà thành thất thủ lần thứ hai, Hoàng Diệu tử tiết, Bắc Kỳ hoàn toàn mất. Quân Pháp lại tiến đánh kinh đô Thuận Hóa, ta lại ký thêm một điều ước hòa thân...Từ đó, chủ quyền ngoại giao, nội chính, đất đai, nhân dân đều do người Pháp nắm hết.
Nhìn chung lại, nước ta bị diệt vong, do rất nhiều điều tệ, tội nhiều không thể kể hết, nhưng trong đó có bốn cái tội lớn:
-Một là ngoại giao hẹp hòi.
-Hai là nội trị hủ bại.
-Ba là dân trí bế tắc.
-Bốn là vua tôi trên dưới tự tư tự lợi.
...(Suy ra) ngoại giao, nội trị, dân trí sở dĩ đồi bại như vậy là do trên dưới tự tư tự lợi mà ra cả. Cuối cùng nước bị mất. Vua bị tù, thần dân đều trở nên giống người mất nước...Cái tự tư tự lợi nguy hại là nhường nào!!....
2. Giai đoạn thứ 3( từ khoảng năm 1930 đến 1945)
- Trong giai đoạn này Phan Bội Châu có các tác phẩm tiêu biểu là: Khổng học đăng (1935), Phan Bội Châu niên biểu (1937-1940).
* Tác phẩm Phan Bội Châu niên biểu:
- Đây là tập hồi ức ghi lại toàn bộ cuộc đời của Phan Bội Châu, với tính xác thực và sự xúc cảm mãnh liệt nên đã in đậm dấu ấn cá tính và bút pháp của tác giả. Phần nội dung chủ yếu của tác phẩm trình bày lịch sử hoạt động của cụ Phan từ khi xuất dương cho đến trước khi bị bắt (1905-25): cuộc sống bôn ba nơi hải ngoại để thực hiện lý tưởng cứu nước; những bước đường hoạt động gian khổ, nào liên lạc với các giới chính trị Nhật Bản, Trung Hoa, như Khuyển Dưỡng Nghị, Tôn Dật Tiên (1866-1925), Lương Khải Siêu, nào vận động phong trào Đông du, tổ chức học sinh xuất dương, đặt trụ sở cho "du học sinh", bắt liên lạc với các tổ chức chính trị ở nước ngoài, viết sách báo để tuyên truyền tư tưởng yêu nước, chuẩn bị võ trang bạo động và lãnh đạo mọi hoạt động bài Pháp ở khắp nơi trong nước…Rồi những ngày thất bại ở Nhật phải chạy về nương náu ở Xiêm; những ngày náo nức vận động thành lập Việt Nam Quang phục hội sau thắng lợi của cách mạng Tân Hợi. Những tia hy vọng vừa loé lên lại tắt ngay vì sự phản bội của chính phủ Trung Hoa Quốc dân đảng; tiếp đó là những ngày ở trong nhà giam của Long Tế Quang (1876-1925); những cuộc chuẩn bị gặp Đại sứ Nga sau khi ra tù, và cái kết cục sa lưới mật thám Pháp ở Thượng Hải năm 1925.
- Tập hồi ký hơn 200 trang phản ánh đầy đủ những diễn biến tư tưởng của Phan Bội Châu trong quá trình chuyển biến từ con đường quân chủ lập hiến sang dân chủ tư sản và có lúc tưởng như đã cảm nhận được sự cần thiết phải tìm đến với "cách mạng xã hội". Nó cũng bộc lộ sâu sắc toàn bộ con người Phan Bội Châu tràn đầy nhiệt huyết, yêu nước chân thành, suốt đời phấn đấu hy sinh cho nền độc lập của dân tộc, không bảo thủ, cố chấp mà rất giàu thiện chí, song còn thiếu một phương pháp cách mạng khoa học, nên đã phạm không ít sai lầm. Vì thế, có thể xem Phan Bội Châu niên biểu vừa là tác phẩm tự hoạ chân dung đồng thời cũng là tác phẩm "tự phê phán". Viết cuốn hồi ký này, nhà chí sĩ họ Phan muốn gửi gắm lại với quốc dân đồng bào những nỗi niềm tâm sự của mình, và rút ra những bài học cần thiết để cho người sau có thể "trông bánh xe đã đổ trước, thay đổi con đường thất bại, tìm kiếm con đường thành công".
IV. Kết Luận:
- Về mặt nội dung, sáng tác của Phan Bội Châu đã thể hiện được nhiều vấn đề mới, có đóng góp đáng kể cho tiến trình hiện đại hoá văn chương Việt Nam.
- Về nghệ thuật, Phan Bội Châu chỉ dừng lại ở mức độ cách tân nghệ thuật văn chương của nhà nho, những đổi mới đó chưa đáp ứng được yêu cầu mới của thời đại.