khuynh hướng Phan Bội Châu
đăng tiếp, nên toàn bộ tác phẩm này chưa được công bố.
Kết cấu:
- Trong một bài viết ngắn có tên Nước là gốc, in ở đầu sách Việt Nam quốc sử khảo, Phan Bội Châu viết:
...Tổ tông cha mẹ ta ở đâu ra, con cháu chúng ta nương tựa vào đâu; suy đi tính lại, chẳng phải là nước ta đó sao? Vậy, nước ta là tính mệnh của thân ta. Thân ta vì đâu mà có giá trị? Vì có nước. Nước mất thì giá trị ta thấp hèn. Thân ta vì đâu có quyền? Vì có nước. Nước mất thì quyền cũng không còn...
Xuất phát từ quan niệm ấy, trong Việt Nam quốc sử khảo, tác giả đã tìm hiểu và đã viết thành mười chương với những chủ đề chính như sau:
-Chương thứ nhất: Tổ quốc chúng ta.
-Chương thứ hai: Nhân chủng, nhân khẩu nước ta.
-Chương thứ ba: Địa lý, sản vật nước ta.
-Chương thứ tư: Những biến chuyển mà nước ta đã trải qua.
-Chương thứ năm: Sự thịnh suy của dân quyền và dân trí nước ta.
-Chương thứ sáu: Những vị anh hùng thời trước chống ngoại xâm, mưu độc lập.
-Chương thứ bảy: Các võ nhân - văn sĩ nước ta.
-Chương thứ tám: Sự gian khổ trong việc nước ta kinh lý nơi biên giới.
-Chương thứ chín: Sự khuất phục về ngoại giao của nước ta qua các triều đại.
-Chương thứ mười: Đầu đuôi mối quan hệ giữa nước ta với người Châu Âu.
Trích tác phẩm:
Chương thứ tám
Chương này có 4 tiết, giới thiệu tiết thứ ba: Những kỷ niệm lớn về đất đai của nước ta đã kinh lý mà bị mất mát.
Lược trích:
-Hồ Hán Thương cắt 59 thôn ở Cổ Lâu cho nhà Minh.
-Mạc Đăng Dung cắt hai châu và bốn động (nay là hai châu Thanh và châu Khâm).
-Lê Cảnh Hưng năm 41, cắt đất sáu châu ở An Tây, Hưng Hóa (Quảng Lăng, Khiêm Châu, Hoàng Nham, Tuy Phủ, Hợp Phì, Lệ Tuyền) nhập vào đất Vân Nam (nhà Thanh).
-Bản triều Tự Đức năm 15 (1862), sai Phan Thanh Giản phụng sứ tới Sài Gòn cắt sáu tỉnh Nam Kỳ nhượng cho Đại Pháp.
-Năm Tự Đức 36 (1883), ký hòa ước hòa thân Pháp - Việt (tức Hiệp ước Hácmăng) mất hết Bắc Kỳ, chủ quyền cũng hết.
-Năm đầu Hàm Nghi, kinh thành Thuận Hóa thất thủ, đai đai và chủ quyền của ta cũng mất hết...
Nhìn lại trước sau gần một ngàn năm lịch sử, khai thác nên vũ trụ này, một tấc đất, một người dân đều là do tâm huyết tổ tiên ta mà có. Thế mà chưa đầy 50 năm, núi sông gấm vóc đó đã sạch sành sanh không còn một tấc đất...Tục ngữ có câu: "Củi của cha đốn, con không mang gánh được". Các tổ tiên có ngờ đâu rằng mấy trăm năm sau đã diễn ra cái cảnh thảm thương như thế này!
Chương thứ chín
- Chương này có 3 tiết.
+Tiết thứ nhất: Sự nhục nhã trong việc thần phục Bắc triều.
Sau khi kể ra những việc nộp cống cho Bắc triều, tác giả viết:
Nói chung cốt là muốn lấy nước ta, nhưng không có cớ gì cho nên nghĩ ra lắm kiểu hạch sách để lập mưu mượn cớ hỏi tội...Tất cả những nỗi nhục nhã như thế, ngoài việc như ba năm nạp cống một lần và chúc mừng vua mới, điếu vua cũ; hằng năm còn phải qua lại cống hiến...mà sử sách không thể chép hết. Đây chỉ tạm chép một vài mẫu để thấy rằng một nước không biết tự cường thì thà chết quách đi còn sướng hơn!
+ Tiết thứ hai: Thần phụ Bắc triều bị nhục về lời lẽ giấy tờ.
Trích:..
Ôi! Làm đế ở nước mình mà vương hiệu còn phải đợi người ngoài đặt cho mới được. Lời lẽ giấy tờ như vậy, không hỏi cũng biết nhục nhã…Nhật Bản chỉ có ba hòn đảo trơ vơ, đất không rộng hơn nước ta, thế mà đối với Tùy, Đường đều xưng là "Thiên tử của xứ mặt trời mọc". Tử Sản[3]nói "Nước không biết cạnh tranh thì (thế nào) cũng bị lăng nhục". Nước ta lại không có một ngày nào thoát khỏi ách nô lệ hay sao?. Từ nay về sau, tôi xin người nước ta phải biết tự trọng.
+ Tiết thứ ba: Thần phục Bắc triều mà không giúp được gì cho nước.
Trích:
Quanh năm châu, có nước nào thần phục người ta mà được người ta yêu thương không? - Không có. Có nước nào thấy nước khác thần phục mình mà rủ lòng thương yêu đến không? - Cũng không có. Hai ý đó lấy chứng cớ ở đâu? Xin lấy chứng cớ ở nước Việt Nam ta.
Sau khi dẫn chứng, tác giả có lời bình:
Rõ ràng ỷ lại vào người ngoài không bằng tự cường lấy ta. Bởi vì tự cường thì khí thế của mình mạnh, khí thế mạnh thì chuyển