thuyết minh về con gà
yêu-tinh (Bạch-Kê-Tinh, gà trắng sống ngàn năm hóa thành yêu-tinh ở núi Thất-Diệu) đã cùng lũ ma-quái trên núi Thất-Diệu phá-hoại việc xây-dựng thành Cổ-Loa tại làng Cổ-Loa, huyện Đông-Anh, tỉnh Phúc-Yên trên đất Việt-Thường ở phía tây thành Hà-Nội lúc bấy giờ. Cứ mỗi lần xây-đắp thành gần xong thì thành bị sụp đổ ròng-rã trong bao ngày tháng. Rất may có Thần Kim-Quy (con rùa vàng) đến giúp nhà vua tiêu-diệt gà yêu-tinh và lũ ma-quái để hoàn-tất việc xây Thành Cổ-Loa.
Tuổi thọ của gà rất khó đoán vì tùy-theo chủ-nhân, gà có thể sống lâu hay bị giết khi người ta cần ăn thịt gà. Theo kinh-nghiệm nuôi gà, người ta thấy khi gà mái lớn lên được sáu tháng thì bắt đầu đẻ mỗi ngày một trứng. Đến khi đẻ được khoảng 12 trứng thì gà mái bắt đầu ấp trứng. Sau khi gà mái ấp trứng gà được khoảng 21 ngày thì gà con bắt đầu chui ra khỏi vỏ trứng. Sau khi chui ra khỏi vỏ trứng, các gà con trông rất giống nhau và hay đùa nghịch như chơi trốn tìm dưới cánh của gà mẹ. Gà mẹ ấp-ủ đàn gà con bằng cách xù lông rã cánh che-chở cho đàn gà con. Khi thức giấc, đàn gà con lẩn-quẩn kiếm mồi bên chân mẹ.
Ở Việt-Nam, có nhiều vùng chuyên nuôi gà mái để gà mái đẻ ra nhiều trứng rồi cho ấp ra gà con mà nuôi; sau đó, khi cần thì người ta giết gà để ăn thịt. Nhiều người nuôi gà đã có kinh-nghiệm chỉ nhìn quả trứng là biết trứng đó sẽ nở ra gà trống hay gà mái. Nếu một đầu quả trứng gà mà nhọn thì bảo-đảm sẽ nở ra gà trống và nếu quả trứng nào tròn-trịa, tức là quả trứng đó không có đầu nào nhọn thì sẽ nở ra gà mái. Có nhiều gia đình nuôi gà chỉ để gà đẻ trứng rồi dùng trứng gà để làm đồ ăn. Sau khi gà đẻ trứng rồi, người ta lấy trứng đem ấp trong lò ấp nhân-tạo rất tiện-lợi. Sau khi ấp trứng gà được vài ngày thì trứng đó được gọi là “trứng gà lộn.” Trứng gà lộn này rất được những người nghiện rượu ưa-thich dùng làm đồ ăn để nhậu rượu. Thường-thường người dân Việt hay ăn “hột vịt lộn” chứ không ăn “trứng gà lộn.” Tuy-nhiên vẫn có một số trong những người nghiện rượu thích ăn “trứng gà lộn.”
Nhiều người nuôi gà để ăn thịt. Với thịt gà, người ta có thể làm được nhiều món ăn ngon như: gỏi gà, gà quay, gà kho sả, gà luộc, gà nướng lá chanh, gà hấp muối, gà hầm thập-cẩm, gà rim nước dừa, gà nấu tiêu, gà chưng cách thủy, gà tiềm, phở gà, miến gà, bún gà, mì gà, hủ-tiếu gà, gà rút xương bỏ lò, và gà nhồi thập-cẩm, v.v. Vào ngày Tết ta, dân Việt rất thích ăn xôi với thịt gà và tổ-chức chọi gà để được hưởng vui-thú. Gà ở quê ta rất ngon, nhất là vào tháng tám ta vì đã được chứng thực bằng câu tục-ngữ “ếch tháng ba, gà tháng tám.” Tháng tám ta là tháng gặt lúa nên gà tha-hồ ăn lúa mới; vì thế, thịt gà rất ngon.
Người ta còn nuôi gà để làm đồ cúng-bái trong dịp Tết, giỗ gia-tiên, và dùng con gà giò còn sống để cúng lễ mở cửa mả. Người ta dùng con gà trống lớn để cúng thần-linh khi người dân muốn làm lễ thề-thốt. “Gà, xôi, trầu, và rượu” là 4 lễ-vật tối-thiểu để cúng thần-thánh.
Người ta dùng gà để chữa bệnh bằng cách làm thịt con gà ác (giống gà lông trắng da đen) đem nấu với sâm, đương-qui, và nhãn-nhục, v.v. để làm thuốc bổ gan, mát tì, và mát vị chữa cho người có bệnh. Người ta dùng cả xương, thịt, lông gà, và máu gà để giã nát rồi trộn và nấu với các vị thuốc gia-truyền để trị bệnh xương cốt cho mau lành như đã nói trong câu tục-ngữ: “chó liền da, gà liền xương.” Tóm lại là người ta dùng xương gà để trị bệnh đau xương hay gẫy xương của người và dùng gan gà để trị bệnh về mắt như bị mờ quáng. Trứng gà cũng được dùng để chữa bệnh bằng cách khuấy đều lòng trắng và lòng đỏ của trứng gà trong nước dấm gạo (dấm chế biến từ gạo) tạo ra dung-dịch dấm trứng để cho người thấp khớp (khớp xương), người già, và người có bệnh uống chung với mật ong mỗi sáng khi bụng còn đói, uống từ 5 đến 7 ngày, để cho phục-hồi sức-khỏe.
Người ta dùng phân gà để bón cây và dùng lông gà để làm chổi lông gà quét bụi trong nhà.
Người Việt ta còn dùng gà để bói (kê bốc). Người ta dùng gan gà, đầu gà, mật gà, phổi gà, xương gà, và trứng gà để bói. Tùy theo mỗi nơi người ta