thuyết minh về con gà
ấn-định thế nào là tốt và thế nào là xấu trước khi giết gà đem lễ để bói. Thêm vào đó, người ta còn dùng tiếng gáy của gà để bói nữa. Thường thường gà gáy sáng thì tốt và gáy vào buổi chiều thì xấu cho gia-đình.
Vì gà nổi tiếng trong nhiều phạm-vi, ngày xưa đã có cơ-quan chính-quyền đúc đồng tiền có hình con gà ó cắn con rắn (gà ó là gà có lông như chim ó). Các cụ ta gọi đồng bạc này là “kê-ngân.” Trong dịp Tết ta, người Việt rất thích mua các bức tranh con gà vì tranh con gà được vẽ rất nhiều trong dịp Tết. Trong bức tranh gà, người ta không vẽ gà trống mà chỉ vẽ gà mẹ đang ấp-ủ 10 gà con rất đẹp và có ý-nghĩa.
Những nơi đã nuôi gà nhiều nhất ở trên thế-giới vào khoảng 2000 năm trước Tây-Lịch là: Trung-Hoa, Việt-Nam, Ai-Cập (xây lò ấp trứng gà rất lớn, mỗi lần có được từ 15 đến 20 triệu con gà con nở ra), Ấn-Độ, Miến-Điện, và Phi-Luật-Tân.
Người Pháp rất thích ăn thịt gà. Trước kia, chính phủ Pháp đã chọn con gà trống làm quốc-huy. Người Bắc-Mỹ đã từng kỹ-nghệ-hóa việc nuôi nhiều giống gà tốt nhất. Chính vì thế mà thị-trường tiêu-thụ thịt gà ở Bắc-Mỹ lớn nhất trên thế giới.
b.Gà Trống:
Gà trống trông oai-vệ và rất đẹp trai vì có lông dài mướt, óng-ả, và nhiều màu sắc. Thêm vào đó, gà trống còn có cái mào đỏ-chói trên đầu, có đuôi dài và xòe rộng, có cái bầu-diều hay diều gà ở cổ (diều là cái bíu hay cái bọc chứa đồ ăn ở ngay dưới cổ của một vài loại chim), và có cựa gà ở mỗi chân. Chính nhờ đôi cựa gà này mà loại gà trống được nổi tiếng qua việc chọi gà trong dân-gian.
Gà Trống còn có một điểm rất đặc-biệt khiến người dân Việt ở thôn-quê coi gà trống giống như cái đồng hồ vì tiếng gáy “o! o!” của gà trống rất đúng giờ, nhất là “gà đà gáy sáng trời vừa rạng-đông” (câu thơ số 3216 trong Truyện Kiều của Nguyễn Du). Tại rất nhiều làng thôn ở quê người Việt chúng ta, dân quê vẫn nhờ tiếng gà gáy, nhìn ánh nắng, nhìn mặt trăng để ước-lượng thời gian. Chính vì thế mà gà trống lúc đầu được nuôi để làm vật tôn thờ vì nó biết gáy sáng. Tuy-rằng gà trống là loại đa-thê, dê-xồm, và kiêu-ngạo nhưng đó là điều rất nhỏ nếu so-sánh với 5 điều rất lớn và đáng ca ngợi của nó. Đó là 5 đức-tính lớn: văn, võ, dũng, nhân, và tín. Lý do là đầu gà trống có mào hay mồng giống như đội mũ, đó là văn; chân gà trống có cựa sắc-bén như gươm-giáo, đó là võ; thấy quân-thù, gà trống liền xông-vào đá và mổ, đó là dũng; khi kiếm được đồ ăn gà trống bèn gọi bạn-bè, gà mái, và gà con đến ăn, đó là nhân; và ban đêm tới giờ sáng, gà trống gáy cầm canh đúng giờ, đó là tín.
c.Gà Mái:
Gà mái thì có vẻ nhã-nhạn và khiêm-nhường. Lông của gà mái thì màu vàng và lấm-tấm đen. Dầu gà mái cũng có mào gà màu đỏ nhưng rất nhỏ. Gà mái có đuôi ngắn hơn gà trống và không có bầu diều ở cổ. Gà mái gáy “cục-cục, cục-ta cục-tác,” gà con thì kêu “chíp chíp chíp.” Gà mái rất bận-rộn vì phải tìm đồ ăn, đẻ trứng, ấp trứng, và săn-sóc gà con. Chỉ có gà mái trông nuôi đàn con còn gà trống thì không để ý đến. Mỗi sáng, gà mái lấy mỏ rỉa lông làm dáng.
[B]Những giống-vật hay sự-vật mang tên “gà”:[/B]
Gà lôi (chim trĩ), gà-mờ (không biết rõ hay biết mập-mờ), gà nước (loài chim sống ở đồng-ruộng có hình dạng giống gà), gà đồng (con ếch),
a.Tên những giống gà:
Gà gô hay gà đa-đa (gà sống ở chỗ đồi núi ít rậm-rạp), gà nhà (các loại gà thường được nuôi trong vườn hay ruộng), gà cồ hay gà tồ (gà cồ là thứ gà to khờ-khạo và có ít lông), gà ô (gà có lông đen tuyền), gà xám ô (gà có lông xám đen), gà chọi hay gà đá (gà cao lớn, chân dài có cựa, đá giỏi, nuôi để chọi nhau), gà giò (thịt luộc rất mềm và ngon quá thể ), gà nòi (gà nòi là thứ gà giống tốt và to con do người ta nuôi để chọi để đá thật giỏi), gà rừng (gà sống trong rừng và cao-nguyên hoang-dại), gà thiến (gà bị thiến hay bị hoạn, trông béo tròn), gà ác (giống gà nhỏ con lông trắng da đen, chân chì), gà cỏ (giống gà rừng nhỏ), gà gáy hay cà cáy (gà còn được gọi là cà, gáy còn được gọi là cáy; gà gáy hay gà cáy có nghĩa là gà trống kêu từng hồi lúc gần sáng), gà hoa (thứ gà sống tơ không bị