Phân tích tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
dụng nhuần nhị, mang hơi thở của đờI sống. Ngôn ngữ kể chuyện vừa là ngôn ngữ tác giả, có khi vừa là ngôn ngữ nhân vật.
* Giọng văn biến hoá, không đơn điệu. tác giả như nhập vai vào từng nhân vật, chuyển từ vai này sang vai khác một cách linh hoạt, tự nhiên.
III. Kết luận:
- Tác phẩm Chí Phèo mang giá trị nhân đạo sâu sắc, thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng của Nam Cao đốI vớI những ngườI khốn khổ.
- Chí Phèo còn là tiếng kêu cứu thiết tha của những ngướI bất hạnh. Hãy bảo vệ và đấu tranh cho quyền được làm ngườI của những con ngườI kương thiện. Họ phảI được sống và sống hạnh phúc, không còn những thế lực đen tốI của xã hộI đẩy họ vào chổ cùng khốn, bế tắc, đầy bi kịch xót xa…
Phân tích nhân vật Chí Phèo tác phẩm cùng tên của Nam Cao để làm nối bật bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo.
A-GỢI Ý CỤ THỂ
(1) Chí Phèo là một tấn bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội cũ. Đó là một con người cụ thể. Bản chất của Chí Phèo là một con người lương thiện, luôn muốn sống lương thiện nhưng lại bị xã hội lúc bấy giờ biến thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
(2) Bi kịch này bắt đầu diễn ra trong nội tâm Chí Phèo khi hắn gặp Thị Nở với “bát cháo hành”. Chính tình yêu Chí Phèo - Thị Nở đã đánh thức con người lương thiện của hắn. Hay nói cách khác chính sự xuất hiện Thị Nở đã cứu Chí Phèo thoát khỏi tấn bi kịch dù trong phút chốc.
(3) Ý nghĩa khái quát của nhân vật Chí Phèo. Chí Phèo là đại diện cho bi kịch của người nông dân bị tha hóa dưới xã hội cũ. Mặc dù thế ở họ luôn âm ỉ một sự phản kháng mãnh liệt, một khát vọng rất đẹp: Tìm về lương thiện.
(4) Đoạn văn miêu tả diễn biến tâm lí (sắc sảo nhất) nhân vật Chí Phèo là đoạn từ “khi Chí Phèo mở mắt thì trời đã sáng…đói rét và ấm no”.
- Một lần hắn tỉnh. Những thanh sắc cuộc sống “mặt trời chắc đã cao”, “tiếng chim ríu rít” lại hiện lên mặc dù hắn đang ở trong cái lều ẩm thấp. Lần đầu tiên hắn tỉnh, và cũng là lần đầu tiên hắn có những rung động với trước cuộc sống. Hắn nghe “tiếng cười nói của những người đi chợ”, “nghe tiếng thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá”.
- Rồi những kỉ niệm xưa lại hiện về. Có lần hắn ước ao “một gia đình nho nhỏ. Chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải…mặc dù chỉ là mơ hồ.
- Từ đấy hắn cảm thấy buồn cô độc.
+ Cái diễn biến tâm lí của một kẻ từ lưu manh đang hướng về lương thiện.
Hình tượng nhân vật Bá Kiến.
(5) Bá Kiến là một nhân vật điển hình cho tầng lớp địa chủ, cường hào ở nông thôn thời bấy giờ: độc ác, tìm mọi cách để bóc lột lường gạt nông dân, sẵn sàng cấu kết với nhau để bóc lột người nghèo, nhưng cũng tìm cách xâu xé, hãm hại nhau.
(6) Bá Kiến đối xử với Chí Phèo hết sức nham hiểm, tàn nhẫn, khi thì dọa nạt, khi thì mềm mỏng ngọt ngào. Chính hắn đã biến Chí Phèo từ một con người lương thiện trở thành lưu manh. Cũng chính hắn cũng biến Chí Phèo trở thành một tên tay sai đắc lực cho hắn tiêu diệt Đội Tảo đe dọa dân làng Vũ Đại…
Cách tổ chức, dẫn dắt tình tiết của tác giả trong truyện Chí Phèo.
Chí Phèo là một đưa con rơi, ra đời trong cái lò gạch cũ, bị người nhặt rồi đi khắp nơi. Khi lớn lên làm canh điền trong nhà Bá Kiến lại bị vợ ba Bá Kiến gọi lên “bóp chân”; Bá Kiến sanh ghen đưa đi tù. Trở về làng Vũ Đại Chí Phèo lại trở thành “con quỷ dữ của làng “Vũ Đại” tác oai tác quái dân lành. Chí Phèo chìm trong cơn say, chỉ có một lần hắn tỉnh thật sự vào một buối sáng (đã được Thị Nở đánh thức). Nhưng rồi tình yêu bị đổ vỡ. Bế tắc, đi tìm lương thiện, hắn giết Bá Kiến rồi tự giết mình. Chí Phèo chết nhưng chưa hết truyện. Thị Nở “nhìn nhanh xuống bụng” và “và thoáng hiện ra cái lò gạch cũ”. Một Chí Phèo con sắp ra đời.
Cách sắp xếp khá tinh tế độc đáo. Cứ mỗi lần Chí Phèo ngoi lên thì lại bị cuộc đời này đè xuống. Khiến người đọc phải theo dõi liên tục không thể rời được.
Giọng điệu kể chuyện của tác phẩm Chí Phèo: Tác giả đã nhập vai các nhân vật của mình hết sức nhuần nhuyễn. Nhiều đoạn là lời kể của tác giả nhưng người đọc có cảm tưởng như những đoạn bộc bạch, độc thoại