Tìm hiểu bài “việt bắc” của tố hữu
toàn diện:
Ai về ai có nhớ không
Ngọn cờ đỏ thẳm gió ***g cửa hang
….
Gửi dao miền ngược, thêm trường các khu
Ta vừa đánh giặc vừa lo phát triển kinh tế, vừa đánh giặc vừa chăm lo phát triển văn hoá. Có như vậy mới thực hiện đúng đường lối kháng chiến trường kì gian khổ nhưng nhất định thắng lợi. Ta nói vậy vì ta có niềm tin.
- Tin vào Đảng và Bác Hồ:
ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc: cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nòi
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền
Ở đâu, ở đâu dù u ám do quân thù tàn phá, giày xéo, đốt phá, chém giết hãy hướng về Việt Bắc. Nơi ấy có Trung ương Đảng và Bác Hồ. Câu thơ đã gieo một niềm tin tưởng. Nhịp thơ, lời thơ đã tạo ra giọng điệu trang trọng, lắng sâu trong niềm tin tưởng vô bờ. Anh cán bộ kháng chiến và đồng bào các dân tộc Việt Bắc và cả chúng ta nữa đều có niềm tin ấy.
+ Sử dụng thể thơ lục bát, một hình thức thơ ca dân tộc. Nó phát huy đầy đủ tiếng Việt nhất là con người Việt Nam. Đó là thuỷ chung tình nghĩa, đạo lí uống nước nhớ nguồn.
* Những suy nghĩ, tư tưởng tình cảm của con người đất nước gắn liền với đạo lí tình nghĩa cách mạng.
- Tình nghĩa thuỷ chung, son sắt với căn cứ địa cách mạng
Mình về có nhớ núi non
Nhớ khi kháng chiến thuở còn Việt Minh
Mình đi mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa
- Tình nghĩa thuỷ chung gắn bó trong những ngày kháng chiến gian khổ, ác liệt:
+ “Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai”
+ “Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo”
+ “Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành luỹ sắt đầy
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”
- Thuỷ chung tình nghĩa, thơ diễn tả lối sống theo đạo lí uống nước nhớ nguồn:
+ “Mười lăm năm ấy ai quên
Quê hương cách mạng dựng nên cộng hoà
Mình về mình lại nhớ ta
Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào”
- Thuỷ chung, son sắt với niềm tin vào Đảng, Bác Hồ:
+ “Ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nòi
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền”
- Tình nghĩa thuỷ chung với nhân dân các dân tộc Việt Bắc:
+ “Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô”
+ “Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đấy đắng cay ngọt bùi
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn xui đắp cùng”
+ “Mình đi có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son”
+ “Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy”
+ “Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
…thuỷ chung”
* Thể thơ lục bát được vận dụng trong một bài thơ dài và nhiều lời thể hiện truyền thống dân tộc để làm sáng tỏ nghĩa tình cách mạng.
- Thơ lục bát tạo ra âm hưởng thống nhất mà lại biến hoá đa dạng
+ Tha thiết ở nỗi nhớ
+ Sôi nỗi, mạnh mẽ, hào hùng ở ca ngợi kháng chiến
+ Trang trọng thiết tha thể hiện niềm tin biết ơn
- Lời nói giàu hình ảnh
+ Thiên nhiên, con người Việt Bắc
+ Biểu dương lực lượng và sức mạnh
+ Thế trận của chiến tranh nhân dân
- Sử dụng nhiều cách chuyển nghĩa truyền thống
+ Lối so sánh
+ Lối ẩn dụ
+ Tượng trưng, ước lệ
“Ta về ta nhớ những hoa cùng người”
“Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”
“Ở đâu u ám quân thù”