Chí Khí Anh Hùng của Nguyễn Du
tinh binh,/ Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp trời.”. Từ đó để mọi người thấy được tài năng xuất chúng của Từ Hải: “Làm cho rõ mặt phi thường./ Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”. Từ “mặt phi thường” dùng rất trúng. Nó cho thấy sự tự tin, kiêu hãnh của Từ Hải. Đây không chỉ là lời của riêng Từ Hải mà ẩn dấu sau đó còn có cái nhìn trân trọng, tự hào của Nguyễn Du.
-Từ Hải hẹn ước chắc nịnh. Chàng hẹn khi thành công sẽ cưới Thuý Kiều. Đó là khi nào? Chàng không nói vu vơ mà hẹn ước chắc chắn: “Đành lòng chờ đó ít lâu,/ Chầy chăng là một năm vội gì!”. Xác định rõ mục tiêu và thời gian phấn đấu, Từ Hải đã vẽ ra con đường đi cụ thể cho mình. Do vậy, những gì chàng nói đều chắc như đinh đóng cột.
=> Từ Hải là người có lí tưởng công danh lớn, rạch ròi giữa sự nghiệp và tình cảm, có cách phấn đấu cụ thể chứ không chung chung.
: Với chí khí anh hùng, hoài bão lớn lao và niềm tin chắc chắn như vậy, Từ Hải đem đến cho cuộc đời Kiều không phải cái rung động chớm hé của buổi yêu đầu, không phải cuộc sống bình thường mà thức dậy ở Kiều những điều người khác không có được: đó là khát vọng về công bằng, chính nghĩa.
c. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Từ Hải
-Từ Hải được miêu tả bằng những từ ngữ trang trọng: “trượng phu”, “mặt phi thường. Bên cạnh đó là những hình ảnh ước lệ mang tính vũ trụ: “động lòng bốn phương”, “Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp trời”, “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”. Những từ ngữ, hình ảnh này nhằm nhấn mạnh chân dung tiêu biểu của một vị anh hùng đồng thời thể hiện cái nhìn trân trọng của Nguyễn Du với Từ Hải.
-Tác giả chủ yếu miêu tả những hành động và lời nói của Từ Hải, ít đi sâu vào nội tâm.
Nguyễn Du đã sử dụng cách miêu tả lí tưởng hoá để nâng cao tầm vóc của Từ Hải.
3. Thái độ và ước mơ của N.Du qua Từ Hải
Có giai thoại như sau: vua Tự Đức khi đọc đến đoạn Nguyễn Du viết về Từ Hải đã đòi phạt tác giả 300 roi. Tại sao lại vậy? Vì theo giai cấp phong kiến, Từ Hải chỉ là một tên giặc cỏ (VD: Cao Bá Quát, Nguyễn Huệ). Trong “Kim Vân Kiều truyện”, Từ Hải cũng được miêu tả là một tên có nét tướng cướp. Nhưng khi bước vào “Truyện Kiều”, con người dám chống lại triều đình ấy được miêu tả như một anh hùng. Nguyễn Du đã dùng những hình ảnh đẹp nhất để miêu tả Từ. Từ Hải là bóng dáng của những người anh hùng nông dân khởi nghĩa với bao phen thay đổi sơn hà.
-Thái độ của tác giả với Từ Hải: yêu quý, cảm phục. Nguyễn Du đã dồn nén giấc mơ về tự do và công lí của mình trong con người Từ Hải.
-Quan điểm về người anh hùng của tác giả: người anh hùng phải làm được những việc lớn lao, dám nghĩ dám làm, có dáng vẻ phóng khoáng, dứt khoát, oai nghiêm.
III/ Tổng kết
- Từ Hải là một vị anh hùng đầy phóng khoáng, dứt khoát, nhanh nhẹn và oai nghiêm, có lí tưởng công danh lớn, rạch ròi giữa sự nghiệp và tình cảm.
- Nguyễn Du đã sử dụng cách miêu tả lí tưởng hoá để nâng cao tầm vóc của Từ Hải.
- Từ Hải là hiện thân cho giấc mơ tự do, công lí của Nguyễn Du.