Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu
câu thơ là nỗi lo lắng và kinh
hoàng của nhà thơ trước thám họa quê hương đất nước thân yêu
của mình bị giặc Pháp chiếm đóng và giày xéo.
Hai câu trong phần thực đối nhau, phép đảo ngữ vận dụng sắc sảo:
Vị ngữ bỏ nhà và mất ổ được đặt lên đầu câu thơ nhằm nhấn mạnh
nỗi đau thương tang tóc của nhân dân ta khi giặc Pháp tràn tới:
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ, đàn chim dáo dác bay.
Nếu viết Lũ trẻ bỏ nhà lơ xơ chạy và Đàn chim mất ổ dáo dác bay
thì ý vị câu thơ và giá trị biểu cảm sẽ không còn nữa! Cặp từ láy lơ xơ
và dáo dác gợi tả sự hoảng loạn và kinh hoàng đến cực độ. Cảnh trẻ
con lạc đàn, chim vỡ tổ là hai thi liệu chọn lọc điển hình theo cách
nói của dân gian tả cảnh chạy giặc vô cùng thảm thương.
Hai câu luận, ý thơ được phát triển và mở rộng. Tác giả lên án
tội ác của giặc Pháp càn quét, đốt nhà, giết người, cướp của, tàn
phá quê hương. Phép đối và đảo ngữ được vận dụng sáng tạo. Nhà
thơ không viết: Của tiền Bến Nghé tan bọt nước và Tranh ngói
Đồng Nai nhuốm màu mây, mà đã viết:
Bến Nghé của tiền tan bọt nước.
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.
Câu thơ đã vẽ lên một vùng địa lí ban la và trù phú (Bến
Nghé, Đồng Nai) phút chốc biến thành đống tro tàn. Bến Nghé,
Đồng Nai trong thế kỉ XIX vốn đã là vựa lúa và nơi buôn bán
sầm uất trên bến dưới thuyền, thế mà chỉ trong khoảnh khắc đã
bị giặc Pháp tàn phá tan hoang. Tiền của, tài sản của nhân dân
ta bị giặc cướp phá sạch tan bọt nước. Nhà cửa xóm làng quê
hương nhà thơ bị đốt cháy, lửa khói nghi ngút nhuốm màu mây.
Hai hình ảnh so sánh tan bọt nước và nhuốm màu mây là cách
nói cụ thể của dân gian đặc tả cánh điêu tàn do giặc Pháp gây ra.
Có thể nói hai cặp câu trong phần thực và phần luận là tiếng
nói căm thù của nhà thơ lên án tội ác của giặc Pháp xâm lược.
Người đọc cám nhận một cách sâu sắc bài thơ Chạy giặc đã làm
sống dậy và hướng tới chúng ta như một bài ca yêu nước. Các nhà
thơ Việt Nam sau này đã học tập và kế thừa Nguyễn Đình Chiểu
để viết nên những vần thơ căm giận quân xâm lược:
Bỗng cuối mùa chiêm quân giặc tới,
Ngõ chùa chạy đỏ những thân cau.
(Núi đôi - Vũ Cao)
Giặc về giặc chiếm đau xương máu,
Đau cả lòng sông, đau cỏ cây.
(Quê mẹ - Tố Hữu)
Trong hơn một thế kĩ qua, có biết bao xương máu của nhân dân
đã đổ xuống vì bom đạn lũ xâm lược. Cho nên tiếng nói căm thù là
cảm xúc chủ đạo của các bài thơ yêu nước.
Trở lại hai câu kết trong bài Chạy giặc, ta xúc động trước câu
hỏi của nhà thơ:
Hôi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
Nỡ để dân đen mắc nạn này?.
Trang dẹp loạn cũng là trang anh hùng hào kiệt. Rày đâu vắng.
hôm nay, bữa nay đi đâu mà không thấy xuất hiện? Nhà thơ vừa
trách móc quan quân triều đình hèn yếu, thất trận để giặc chiếm
đóng quê hương, vừa mong đợi người anh hùng tài giỏi ra tay đánh
giặc để cứu nước, cứu dân thoát khỏi cảnh lầm than. Câu kết chứa
đựng biết ban tình yêu thương của Nguyễn Đình Chiểu đối với nhân
dân đang quằn quại trong bom đạn giặc! Chạy giặc là bài ca yêu nước
mở đầu cho thơ văn yêu nước của dân tộc ta từ cuối thế kỉ XIX.
Bài thơ Chạy giặc được viết bằng một thứ ngôn ngữ bình dị,
dân dã đậm đặc màu sắc Nam Bộ (lũ trẻ, lơ xơ, ổ, dáo dác, tan
bọt nước, nhuốm màu mây, rày, nỡ, dân đen). Phép đối, phép đảo
ngữ, ẩn dụ so sánh là những biện pháp nghệ thuật được tác giả
vận dụng sáng tạo để viết nên những vần thơ hàm súc, biểu cảm.
Chạy giặc là bài thơ mang giá trị lịch sử to lớn. Nó ghi lại sự
kiện đau thương của đất nước ta cuối thế ki XIX. Nó là bài ca yêu
nước căm thù giặc