Tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở
1.Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Nam Cao là nha văn hiện thực xuất sắc nhất của văn học Việt Nam 1930-1945. Người trí thức và nông dân nghèo là những hình ảnh quen thuộc trong các tác phẩm của ông.
- Chí Phèo là một tác phẩm được xem là kiệt tác của Nam Cao, kết tinh tài năng nghệ thuật, cái nhìn hiện thực sắc sảo và tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn. Đặc biệt, ở đó, Nam Cao đã khá thành công khi miêu tả diễn biến tâm lý và hành động của nhân vật Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở cho đến lúc tự tay cầm dao kết liễu cuộc đời mình.
2.Diễn biến tâm trạng và hành động của Chí Phèo
2.1.Trước khi gặp Thị Nở
- Chí Phèo gần như sống vô thức : Bây giờ thì hắn đã thành người không tuổi rồi. Ba mươi tám hay ba mươi chín? Bốn mươi hay ngoài bốn mươi? Cái măt hắn không trẻ cũng không gìa; nó không còn phải là mặt người: nó là mặt của môộtcon vật lạ, nhìn mặt những con vật có bao giời biết tuổi? Chí Phèo cũng không biết ngày hay đêm vì đối với hắn không còn ngày tháng nữa. Bởi vì từ đấy, hắn bao giờ cũng say. Những cơn say của hắn tràn cơn này sang cơn khác, thành một cơn dài, mênh mông, hắn ăn trong lúc say, thức dậy hãy còn say… Chưa bao giờ hắn tỉnh, và có lẽ hắn chưa bao giờ tỉnh táo, để nhớ có hắn ở đời.
- Đôi với đồng loại, Chí Phèo đã là “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”, tác quái cho bao nhiêu dân làng: Hắn biết đâu hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chay máu và nước mắt bao nhiêu người lương thiện. Vì thế, tất cả dân làng đều sợ hắn và tránh mặt hắn mỗi lần hắn qua.
2.2.Sau khi gặp Thị Nở:
- Lúc đầu: Trước khi gặp Thị Nở, tối ấy Chí Phèo đã uống rượu ở nhà Tự Lãng, một lão vừa làm nghề thầy cúng, vừa làm nghề hoạn lợn. Ở đó, chưa bao giờ Chí Phèo được uống thoả thê đến thế… Người ta cư tưởng như cả làng Vũ Đại phải nhịn uống rượu để cho chúng uống. Khi trở về vườn, Chí đã quá say, không đi vào túp lều mà ra thẳng bờ sông đẻ tắm. Trên đường đi hắn gặp Thị Nở đang ngủ hớ hênh dưới trăng. Sự chung đụng ấy hoàn toàn ngẫu nhiên, mang tính bản năng của người đàn ông trong cơn say.
- Sự thức tỉnh:
Sáng hôm sau, khi đã trải qua 2 biến cố: gặp Thị Nở rồi bị trúng gió được Thị Nở đưa vào lều.
+Đầu tiên, Chí Phèo tỉnh rượu: Đây có lẽ là lần đầu tiên anh ta tỉnh rượu kể từ lúc ra tù về. Những lần trước, mỗi khi tỉnh rượu, anh lại uống, vì thế say kế tiếp say. Còn lần này, Chí Phèo tỉnh rượu với trạng thái khác hẳn: “ Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc; hay là đói rượu, hắn hơi rùng mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tí. Hắn sợ rượu như những người ốm sợ cơm”. Đó là điều rất lạ ở Chí.
+Từ tỉnh rượu, Chí Phèo dần thức dậy ý thức vốn có ở một người bình thường. Lần đầu tiên, nah ta nghe tiếng ríu rít bên ngoài, tiếng cười nói của người đi chợ, tiếng gõ mái đuổi cá của anh thuyền chài. Tất cả những âm thanh ấy là những tiếng quen thuộc hôm nào chả có, nhưng hôm nay Chí Phèo mới nghe thấy, bởi xưa nay anh chưa bao giờ hết say.
Không những thế, Chí còn biết ngoài cái lều ẩm thấp chỉ có hơi lờ mờ của mình, mặt trời chắc đã lên cao, và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ. Cũng như những người say tỉnh dậy, Chí Phèo thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn. Nhưng với anh, đây là cảm giác, cảm xúc vừa được đánh thức. Khi Chí Phèo nghe những âm thanh của cuộc sống và biết đuợc trời sớm hay muộn cũng chính là anh đã dần ý thức về cuộc sống. Rồi anh lại nhớ về quá khứ, rằng có một thời, đã ước mơ có một cuộc sống gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê. Vợ dệt vải. Bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm. Thông thường, người ta nhớ lại thời gian quã vẵng để hiểu hiện tại.Chí cũng vậy: Hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay ch đời! Có lí nào như thế được? Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu… Hắn đã tới cái dốc kia của đời.
Rồi Chí Phèo đã hình dung được tương lai đầy bất trắc: Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao là chất độc, đày đoạ cực nhọc, mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể là dấu hiệu báo rằng cơ