Phân tích Chiếu cầu hiền
đại phong kiến khác, họ đều trưởng thành từ cửa Khổng sân Trình, nghĩa là đều nhập tâm lời dạy của Nho gia rằng “trung thần không thờ hai chủ”. Bản thân Ngô Thì Nhậm đã không tuân thủ tuyệt đối lời dạy đó, nay lại ra lời kêu gọi họ ra đầu quân cho nhà Tây Sơn – nếu không thuyết phục được họ thì lại dễ bị họ gọi là bất trung ! Thêm nữa, Ngô Thì Nhậm vốn xuất thân chỉ là một sĩ phu, nay lại đi nói lí lẽ với những người thuộc tầng lớp trí thức liệu có khiến họ tự ái chăng ? Nhưng Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm đã rất thành công. Nguyên nhân là do đâu ? Tài năng của ông ? Thành tâm của ông ? Tất cả những yếu tố đó còn phải cộng thêm một điều rất quan trọng nữa, đó là nghệ thuật ứng xử tài tình, khéo léo, tinh tế của ông. Vua Quang Trung đã không nhầm khi đánh giá cao năng lực và giao cho Ngô Thì Nhậm trọng trách chấp bút thay mình để cầu hiền trong thiên hạ. Và chúng ta hôm nay không chỉ là ghi nhận mà còn phải biết cách thu nhận từ bậc hiền tài này những bài học quý báu cho bản thân mình.
Vĩ thanh:
Triều đại Tây Sơn không còn, nhưng lịch sử thì không thể xóa nhòa. Chiếu cầu hiền mà Ngô Thì Nhậm đã chấp bút thay vua Quang Trung ngoài ý nghĩa chính trị của một thời nó còn mang giá trị văn hóa của mọi thời. Những bài học rút ra từ văn bản này thực sự là những điều rất tâm đắc của bản thân khi đọc và dạy nó, vì thế tôi tin vào sự trường tồn của tác phẩm trước những thách thức nghiệt ngã của thời gian.
Trong kí ức của loài người thì vào buổi trời đất tối tăm, Đan Cô đã xé toang +++g ngực, thắp lửa trái tim mình sáng rực soi đường cho mọi người đi tìm cuộc sống mới; đến nay Đan Cô không còn nhưng trong tiềm thức con người, họ vẫn đi theo thứ ánh sáng đó, hơn nữa họ còn biết cách thắp sáng con đường mình đi. Thiết nghĩ người giáo viên hôm nay cũng vậy, mỗi thầy cô cũng sẽ là một Đan Cô, phải biết thắp sáng những nẻo đường bằng cách cháy hết trái tim mình trên những trang giáo án, trên bục giảng và trước những trang đời của các thế hệ học trò. Vì thế trước khi mở lối để học sinh tiếp nhận được những giá trị của văn bản Chiếu cầu hiền, nếu bản thân mỗi giáo viên tự coi mình là học trò hậu thế của Ngô Thì Nhậm và là học trò của chính mình (tiếp thu và ứng dụng những những bài học mà mình sẽ dạy cho trò) thì tôi tin chúng ta cũng sẽ thuyết phục được những học sinh thế hệ 8x, 9x yêu thích môn Văn. Ánh sáng từ trái tim sẽ đi đến trái tim, huống chi ta còn có cẩm nang là những bài học xử thế, bài học về nghệ thuật thuyết phục của Chiếu cầu hiền