của khát vọng sống. Một cuộc giải phóng đời mình tuy là tự phát nhưng thật sự đã diễn ra. A Phủ chợt hiểu: “Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình”. Và khúc hồi thanh của tình yêu vang lên: “Đi với tôi”, có thể nói Mị đã giải thoát cho A Phủ và tự giải phóng chính mình. Đó là sự vượt ngục tất yếu để tìm đến tự do, cũng chính là nét độc đáo của ngòi bút Tô Hoài: ngòi bút của chủ nghĩa nhân đạo, từ Mị ta đồng cảm, xót thương cho thân phận đau khổ của người phụ nữ nghèo miền núi, ta tin vào sức phản kháng, vào khả năng tự giải phóng để được tự do và hạnh phúc của họ.Mị có một sức sống tiềm tàng mãnh liệt, sức sống đó được bộc lộ ngày một mãnh mẽ và có ý nghĩa tích cực hơn. Ban đầu Mị định dùng lá ngón tự tử- sức phản kháng dù tiêu cực nhưng mạnh mẽ, lần thứ hai khi xuân về, nghe tiếng sáo vọng, Mị muốn đi chơi xuân- hành động phản kháng theo tiếng gọi của hạnh phúc. Và lần cắt dây trói, đi theo A Phủ là đỉnh điểm của sức phản kháng trong Mị, cô vượt qua cả nỗi sợ hãi vốn tồn tại trong mình từ rất lâu để tìm đến tự do.
nguồn:giangvien