Đây Thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử
người đưa trước giậu phơi) thì thơ Tử lại mở ra một màu xanh mát mắt:
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Thực ra, mướt và xanh là hai khái niệm cùng một gam màu tương tự như rờn, như biếc. Người ta có thể nói xanh biếc, xanh non, và cũng có thể viết trong thơ: xanh mướt. Cái tài sự tinh tế của Hàm Mạc Tử trong thơ chính là ở chỗ không dùng hai từ ấy. Bởi xanh mướt (cũng hội đủ hai yếu tố mướt và xanh) thì yếu ớt quá, đẹp nhưng sinh khí không nhiều, và thay thế cho tình yêu là lòng thương, ái ngại. Dùng mướt quá, rõ ràng khoẻ hơn, sức sống dồi dào hơn, và cả ấm áp nữa. Do vậy mà từ xanh (xanh như ngọc) tự nó lại gieo một ấn tượng mới, không giống với mướt, nó có một vị trí riêng trong cảm nhận. Một trùng điệp màu xanh nhưng không lặp lại đem đến sự hào hứng cho kẻ thi nhân khi đứng trước một bảo tàng nghệ thuật của thiên nhiên bí ẩn. CáI hồi hộp của câu thơ tả cau đã trở thành tiếng reo đầy sung sướng như có ma lực ở câu nói về vườn ai. Cau chắc trước sân nhà thì vườn mới có thể vườn ai. Một từ “ai” buông bắt, mơ hồ hơn. Độ gần xa không còn đồng nhất. Vùng không gian mở ra cùng một lần với vùng tâm tưởng. Cảnh đã là máu thịt của hồn. Hồn đã quấn quyện, đã hài hoà trong cảnh. Làm sao còn có thể phân chia cái cơ thể nghệ thuật toàn bích này đâu là hình thức, đâu là nội dung? Cũng đừng tách bạch cái gương mặt thấp thoáng trong “vườn ai” kia ra thành một người cụ thể nào. Bởi lẽ, nó cũng chỉ là cái chi tiết thoáng qua, một đường nét nằm trong tổng thể. Và bao bọc chung là sự cân đối hài hoà, có thể trong mối tương giao giữa cái mềm mại và khoẻ khoắn. Đơn giản vậy thôi, nếu không rất dễ chủ quan suy diễn.
Toàn cảnh ở bức tranh đầu là cuộc đời mang hơi thở thi nhân: đó là lòng ham sống. Vì nếu không ham sống, không yêu đời, làm sao có thể nhào nặn được một khung cảnh bình dị mà say người thế kia. Nhưng đặt nó vào toàn bài thì dường như là đối cực phía bên kia của một nghịch lí. ở góc nhìn này, khổ thơ ấy mang nghĩa tượng trưng. Cái đẹp, cái thực của cuộc đời tưởng như nằm sẵn trong vòng tay của một tâm hồn yêu nó, nhưng lại không phảI như vậy. Nó với nhà thơ không là một đôI bạn đồng hành. Càng hướng đến nó, tưởng chừng tiếp cận được nó, nó lại càng cứ xa hơn:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Bằng một nhạc điệu khác thường, lạnh lẽo, vô tình đến nghiệt ngã, thi nhân diễn tả một tâm thế chơi vơi. Thì ra hạnh phúc mà trời hé lộ ở khổ thơ đầu chỉ là một tín hiệu giả. Nó rạng rỡ, mơ màng. Nó đã là ảo ảnh trong khi với nhà thơ lại là một nhu cầu rất thực. Càng gắn bó với cuộc đời, cuộc đời càng ngoảnh mặt quay lưng. Câu thơ có gió có mây, nhưng rời rạc, chia lìa. Nước có dòng mà không chảy. Hoa bắp thì khẽ khàng nhạt tẻ, vô duyên. So với khổ thơ đầu, cảnh ở đây đã như người bước hụt. Cái vồ vập đã nhanh chóng đổi chiều. Nhà thơ không khỏi ngơ ngác, xót xa. Nắng hình như đã tắt, trời đã sang chiều, vì vậy mới có sông trăng:
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Hồn thơ rất đẹp khi nói đến gió, đến trăng. Trăng như một vương quốc bá quyền của Tử. Vì vậy tắm mình vào đó, vào cái ánh trời đêm bàng bạc, dòng nước vừa buồn thiu là vậy đã biến thành sông trăng như có một phép nhiệm mầu của Chúa. Nhịp thơ như một nhịp cầu, một hi vọng mở ra. Trái tim đau đớn vì va đập vào cuộc đời đã có một cơ hội hồi sinh sau vết thương đau đớn. Nhưng lấy tiêu chí của cái thực để tính cấp độ của nắng và trăng thì nắng là cái có thể nhìn được bằng mắt thường, còn trăng chỉ là cảm nhận được. Phải chăng chính vì vậy mà giọng thơ mới gấp gáp, thiết tha. Thuyền liệu có kịp về bến, trăng có định lừa người? Hạnh phúc mong manh hay là một ảo ảnh, dù có mong manh nhưng còn được hy vọng thì vẫn còn là cái cớ để nhà bấu víu, bám vào để mà tồn tại. Tối nay là tối nào? ý thơ mặc dù không rõ, nhưng trong tâm tưởng của thi nhân, nó phải là cái đêm ngà ngọc thiên đường như một lần Xuân Diệu đã thiết tha: “Đêm nay rằm yến tiệc sáng trên trời”.
Kết thúc bài thơ là con sóng chập chờn giữa mơ với thực