0 dòng thơ mở đầu bài thơ Việt Bắc
bước đi mỗi bước nhớ nhung, mỗi bước đi mỗi bước không yên bởi nỗi niềm thương nhớ ấy.
Với câu thơ thứ 3 ở khổ thơ này, THữu đã bất ngờ làm hiện ra ý nghĩa lsử của cuộc chia tay. Bởi với những dòng thơ mở đâù trước đó, tiếng hát đối đáp như chỉ của "mình" với "ta", của đôi lứa yêu nhau, đột nhiên cuộc chia tay ấy trở thành cuộc chia tay lớn của cả VBắc đvới người khchiến từ một hình ảnh hoán dụ:
"áo chàm đưa buổi phân ly"
Cả VBắc như "ngẩn ngơ" trong cuộc chia tay lsử ấy. Hình ảnh "áo chàm" dùng để chỉ hình ảnh của VBắc trong thủ pháp hoán dụ. Cái "ngẩn ngơ" của VBắc hiện ra ở những chữ "đưa buổi phân ly". Trong khi đó, câu thơ
"Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay"
Không chỉ thể hiện cái lặng đi trong giây phút xđộng của người về xuôi mà còn diễn tả cái ngập ngừng, bịn rịn, lưu luyến trong bước chân của người về xuôi qua sự đột biến của nhịp điệu câu thơ, bởi câu thơ lục bát vốn có kết cấu của những nhịp chẵn đều đặn, mang cái dìu dặt của khúc hát chia tay, đã chuyển thành nhịp lẻ: 3/3/2
" Cầm tay nhau / biết nói gì / hôm nay"
Nhịp điệu ấy gợi ta nhớ tới cảnh chia tay trong câu thơ
"Bước đi một bước, giây giây lại dừng"
Sự thay đổi nhịp điệu của câu thơ còn làm cho đoạn thơ có sự đổi mới đối với cảm xúc của người đọc. Câu thơ làm cho người đọc không rơi vào cái tiết tấu qúa đều đặn qua suốt 8 dòng thơ mà trở nên mòn, chán.
Sự tiếp nối của 12 dòng thơ nằm trong mạch cấu trúc của hoài niệm như một sự xuất hiện tất yếu, bởi sau những băn khoăn của VBắc đvới tcảm của người về xuôi là tiếng hát đầy nghĩa tình của kẻ đi, là sự khẳng định niềm thuỷ chung của cách mạng đối với VBắc. Tiếng hát ấy đã làm cảm động người ở lại khiến bao nhiêu kniệm, bao nhiêu hồi ức đầy nghĩa tình đã trào dâng mạnh mẽ trong tâm trí người tiễn đưa. 12 dòng thơ tiếp nối nhau tạo thành một dòng chảy của những kniệm cuồn cuộn, nồng nàn, tha thiết. Mỗi cặp 6-8 lại khơi gợi một kỷ niệm về những tháng ngày sâu nặng nghĩa tình của VBắc. Và những câu 6 tiếp nối nhau đều là những câu hỏi như một sự khơi gợi nỗi nhớ đối với người về xuôi. Mỗi câu 6 lại hướng tới "mình", những chữ "mình" tiếp nối nhau như một điệp khúc của tcảm. Và đặc biệt ở những câu 6, chữ "mình" tha thiết bao giờ cũng gắn với chữ "đi" đầy nhớ thương (ở đây về cũng là đi, đi cũng là về). Chữ "mình", chữ "đi" bao giờ cũng kèm với chữ "nhớ", mới thấy người ở lại lưu luyến kẻ về xuôi biết bao
"Mình đi có nhớ những ngày - Mình đi mình có nhớ mình"
Sử dụng chữ "mình", một đại từ xưng hô tiềm ẩn bao tcảm thân thương, THữu cũng cho thấy cái biến hoá linh hoạt trong cách nói năng, trong sự cảm nhận sắc thái ý nghĩa của từ này. ở đây "mình" là mình nhưng cũng lại là "ta". Mình và ta tuy 2 mà 1. Cho nên người ở lại mới nói với người về xuôi:
"Mình đi mình có nhớ mình"
Đây là đoạn thơ khơi gợi những kniệm của một thời cmạng để dựng nên cộng hoà, vì thế mỗi câu 8 trong cặp lục bát là mỗi câu nhắc nhở một kniệm không bao giờ quên, như kỷ niệm về những ngày gian khổ xây dựng phong trào trong hình ảnh "mưa buồn suối lũ những mây cùng mù", về những ngày "miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai", về những ngày náo nức trong phong trào kháng Nhật của thuở còn Việt Minh và những ngày tưng bừng chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám nơi "mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào". Song cái đặc sắc trong câu 8 này là ở chỗ tiết tấu rất giàu nhạc điệu của nghệ thuật đối. THữu đã sử dụng nghệ thuật đối một cách triệt để qua tất cả các câu 8 ở đây, nghệ thuật đối làm cho nhạc điệu của đoạn thơ trở nên réo rắt và tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc đối với từng kniệm.
Đó là lối đối giữa các vế câu với nhau như: "Miếng cơm chấm muối /mối thù nặng vai" để làm nổi bật sự đồng tâm nhất trí giữa nhân dân và cmạng. Khó khăn lại càng làm chồng chất mối thù đối với thực dân phát xít. Đó cũng là sự tương phản giữa csống gian khổ và lòng người qua những hình ảnh đối chọi nhau
"Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son"
Đó là những vế đối làm nổi bật nỗi buồn của VBắc đvới cuộc chia tay
"Trám bùi để