Cùng tìm hiểu bài"Vợ chồng A Phủ"
hành động của Mị mang tính tất yếu.
+ Tất nhiên, Mị cũng rất lo lắng, hoảng sợ. Mị sợ mình bị trói thay vào cái cọc ấy, "phải chết trên cái cọc ấy". Khi đó chạy theo A Phủ, cái ý nghĩ ấy vẫn còn đuổi theo Mị: "ở đây thì chết mất". Nỗi lo lắng của Mị cũng là một khía cạnh của lòng ham sống, nó đã tiếp thêm cho Mị sức mạnh vùng thoát khỏi số phận mình.
e) Tóm lại
Mị là cô gái trẻ đẹp, bị đẩy vào tình cảnh bi đát, triền miên trong kiếp sống nô lệ, Mị dần dần bị tê liệt. Nhưng trong Mị vẫn tiềm tàng sức sống. Sức sống ấy đó trỗi dậy, cho Mị sức mạnh dẫn tới hành động quyết liệt, táo bạo. Điều đó cho thấy Mị là cô gái có đời sống nội tâm âm thầm mà mạnh mẽ.
Nhà văn đã dày công miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật Mị. Qua đó để thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc, lớn lao.
2.Tìm hiểu nhân vật A Phủ
a/Sự xuất hiện của A Phủ
- A Phủ xuất hiện trong cuộc đối đầu với A Sử. “Một người to lớn chạy vụt ra vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử…A Phủ đã xộc tới nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé áo đánh tới tấp”
-> Hàng loạt các động từ chỉ hành động nhanh mạnh, dồn dập thể hiện một tính cách mạnh mẽ, gan góc, một khát vọng tự do được bộc lộ quyết liệt.
b/Thân phận của A Phủ
- Cha mẹ chết cả trong trận dịch đậu mùa
- A Phủ là một thanh niên nghèo
- Cuộc sống khổ cực đã hun đúc ở A Phủ tính cách ham chuộng tự do, một sức sống mạnh mẽ, một tài năng lao động đáng quí: biết đúc lưỡi cày, đục cuốc, cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo.
- A Phủ là đứa con của núi rừng, tự do, hồn nhiên, chất phác.
c.Cảnh xử kiện quái đản
- Cuộc xử kiện diễn ra trong khói thuốc phiện mù mịt tuôn ra các lỗ cửa sổ như khói bếp. “Người thì đánh, người thì quỳ lạy, kể lể, chửi bới. Xong một lượt đánh, kể, chửi, lại hút. Cứ thế từ trưa đến hết đêm”. Còn A Phủ gan góc quỳ chịu đòn chỉ im như tượng đá.
- Hủ tục và pháp luật trong tay bọn chúa đất nên kết quả: A Phủ trở thành con ở trừ nợ đời đời kiếp quái đản và cảnh A Phủ bị đánh, bị trói vừa tố cáo sự bạo tàn của bọn chúa kiếp cho nhà thống lí Pá Tra.
Cảnh xử kiện lạ lùng, đất vừa nói lên tình cảm khốn khổ của người dân.
* Sự giống và khác nhau về số phận và tính cách của Mị và A Phủ:
- Giống nhau : Mỵ và A Phủ đều là nạn nhân của chế độ thực dân phong kiến bấy giờ và cả hai đều có khát vọng về đời sống tự do. Sức sống của Mỵ và A Phủ không bị hoàn cảnh đen tối tiêu diệt mà vẫn tiềm ẩn và cuối cùng bùng lên mãnh liệt.
- Khác nhau : Mị bị giam cầm trong nhà Thống lí Pá Tra rất lâu nên Mị có tính cách cam phận, chịu đựng. Còn A Phủ mồ côi từ nhỏ, sống tự lập từ nhỏ, do đó, sự phản kháng của A Phủ mãnh liệt hơn, táo bạo hơn.
3.Giá trị hiện thực và nhân đạo
a.Giá trị hiện thực
- Bức tranh đời sống xã hội của dân tộc miền núi Tây Bắc- một thành công có ý nghĩa khai phá của Tô Hoài ở đề tài miền núi.
- Bộ mặt của chế độ phong kiến miền núi: khắc nghiệt, tàn ác với những cảnh tượng hãi hùng như địa ngục giữa trần gian.
- Phơi bày tội ác của bọn thực dân Pháp.
- Những trang viết chân thực về cuộc sống bi thảm của người dân miền núi.
b.Giá trị nhân đạo:
- Cảm thông sâu sắc đối với người dân.
- Phê phán gay gắt bọn thống trị
- Ngợi ca những gì tốt đẹp ở con người.
- Trân trọng, đề cao những khát vọng chính đáng của con người.
- Chỉ ra con đường giải phóng người lao động có cuộc đời tăm tối và số phận thê thảm.
4. Tìm hiểu những nét đặc sắc về nghệ thuật
a.Nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả tâm, lí: Nhân vật sinh động, có cá tính đậm nét . Với Mị, tác giả ít miêu tả hành động, dùng thủ pháp lặp lại có chủ Ý một số nét chân dung gây ấn tượng sâu đậm, đặc biệt tác giả miêu tả dòng Ý nghĩ, tâm tư, nhiều khi là tiềm thức chập chờn…Với A Phủ, tác giả chủ yếu khắc họa qua hành động, công việc, những đối thoại giản đơn.
b.Nghệ thuật miêu tả phong tục tập quán của Tô Hoài rất đặc sắc với những nét riêng: cảnh xử kiện, không khí lễ hội mùa xuân, những trò chơi dân gian, tục cướp vợ, cảnh cắt máu ăn thề…
c. Nghệ thuật miêu