Tây Tiến - Quang Dũng
phối nhau như vậy: dữ dằn hào hùng và lãng mạn hào hoa. Song song với những "đoàn quân mỏi", "khúc khuỷu", "thăm thẳm", "heo hút", "gầm thét", "cọp trêu", "không mọc tóc", "dữ oai hùm", "mồ viễn xứ", "gầm lên khúc độc hành"... là những "đêm hơi", "mưa xa khơi", "cơm lên khói", "thơm nếp xôi", "hồn lau nẻo bến bờ", nhất là những em: "Mùa em thơm nếp xôi", "em xiêm áo", "nàng e ấp", "dáng kiều thơm"...
Kết tụ thật tuyệt vời cho hai "bè" ấy trong bài thơ này phải kể đến một đoạn thơ tả núi:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
và đoạn tả sông suối:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
Người đọc có cái thú vị là giữa những ngày nặng nề, khổ ải ấy con người Tây Tiến lại đang an nhiên trong hồn trí mà thưởng thức những bức tranh sơn thuỷ. Trong một bài khác - bài "Pha đin", khi tả cn dốc hùng vĩ ấy với cảnh đá "như từng đợt sóng bủa lên trời", "bên dốc chon von ngàn thước vực", y như cảnh trí "Tây Tiến", chính Quang Dũng đã thốt lên: "Đẹp như sơn thuỷ tranh đời Tống".
Một trong những nét "ma quái" đầy hấp dẫn của "Tây Tiến" là nhạc thường là sự chuyển hoá khi thì bất ngờ, đột ngột, khi thì mềm mại, uyển chuyển giữa một thứ nhạc đậm đặc âm trắc, những cách bẻ đôi câu thơ, sang một nét nhạc thật nhẹ nhàng, chơi vơi, lâng lâng. Theo nhạc thơ, người đọc vừa từ chỗ ngợp thở, tức thở, từ cảm giác bị bưng bít sang một hơi thở phào nhẹ nhõm, mở ra một tầm nhìn toàn cảnh, khoáng hoạt xa khơi. Các đoạn thơ thường kết ở nét nhạc toàn thanh bằng như thế: