Bình giảng bài thơ Sóng
Như một bông hoa bé nhỏ Xuân Quỳnh (XQ) đến với Nàng thơ rồi lặng lẽ ra đi giữa quãng đời xuân sắc. Những ai đã một lần gặp mặt ấy rất khó quên người con gái thanh mảnh mà nét dịu dàng toả ra trong từng cử chỉ ấy. Nét dịu dàng của nhà thơ còn đựơc thể hiện rõ nét trong bài thơ Sóng như một cái duyên thầm của người con gái Việt Nam trong tình yêu.
Không như cái cuống quýt vội vàng của Xuân Diệu, tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh nhẹ nhàng mà sâu lắng, mãnh liệt nhưng vẫn đằm thắm dạt dào nữ tính. Nhà thơ đã mượn hình tượng sóng để diễn tả tình yêu. Đây không phải là một điều mới. Chợi nhớ cách đây gần ba trăm năm cố thi hào Nguyễn Du cũng đã nhắc đến con sóng khi viết về mối tình Kim - Kiều:
Sóng tình dường đã xiêu xiêu
Và hơn một lần Xuân Diệu cũng đã có câu thơ nói về sóng:
Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Nói như thế không có nghĩa là Xuân Quỳnh đã bắt chước hay vay mượn hình tượng thơ trong các tác phẩm khác. Có ai đấy đã từng nói trong văn chương điều tối kị nhất là vay mượn hay bắt chước. Xuân Quỳnh là nhà thơ, chắc hẳn rõ điều này hơn ai hết ! Nhà thơ hoàn toàn có lý do riêng của mình khi kết hợp sóng và tình yêu:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể.
Sóng vốn là một trạng thái động, nó cũng là một vật thể thiên nhiên vì vậy sóng luôn chứa đựng những mâu thuẫn trong cùng một trạng thái chăng? Dữ dội và dịu êm, ồn ào và lặng lẽ. Đã có lần nào bạn đứng trước biển chưa? Biển xanh ! Đấy là khung cảnh vừa ngỡ rất quen thuộc lại vừa rất xa lạ. Tình yêu cũng thế. Vậy thì có sự so sánh nào tốt hơn là so sánh sóng biển với tình yêu:
Nhà thơ viết :
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Nói đến sóng ở đây là XuânQuỳnh là nói đến tình yêu mà sóng chính là biểu tượng của người con gái. Người con gái khi yêu luon tự day dứt trăn trửo với tình yêu, tự mâu thuẫn với chính mình. Tâm trạng của Xuân Quỳnh là tâm trạng người con gái say mê, nồng nhiệt đấy nhưng cũng rất đằm thắm, cởi mở, tìm về cội nguồn nhưng vẫn không thể giấu được vẻ sôi nổi của tuổi trẻ.
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Sóng chính là tình yêu đấy, chính là khát vọng tình yêu đã tạo nên mâu thuẫn làm con sóng không hiểu nổi mình và nhà thơ cũng không hiểu nổi mình. Trong tình yêu người ta vẫn thích đi tìm quy luật, tìm định nghĩa mới cho tình yêu; hướng tới những cái gì có sức mạnh trường cửu như sóng như biển. Nói đến sóng là nhà thơ đã nói đến mình, nói đến tình yêu của mình.
Sang đến đoạn thơ thứ ba là những câu thơ đậm lại, có chút gì ưu tư, suy ngẫm:
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Tự nơi nào sóng lên
Người con gái đang muốn tìm hiểu ư? Đứng trước biển lớn, đứng trước tình yêu người con gái múon quay về tìm cội nguồn ư? Đoạn thơ không có nhiều hình ảnh ẩn dụ. Sóng biển, anh và em quấn quýt vào nhau nhờ đó người đọc có thể nhận ra mối quan hệ giữa anh và em. Ở đoạn thở trên, ta vẫn ngỡ như nhân vật trữ tình đang giấu mình trong lớp sóng ngoài kia, thế mà ở đây nhà thơ không tự kiềm chế nổi mình, kiềm chế nổi tình yêu dâng lên dạt dào trong ngực trẻ. Như trái thị lột xác thành cô Tấm trong truyện cổ tích, nhân vật trữ tình nhảy ra khỏi lớp áo ẩn dụ để xưng em:
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Thế đấy là cuộc đời là biển, sóng là tình yêu, người ta nói về cuộc đời thiếu tình yêu thì không còn là cụôc đời nữa. XQ nghĩ về tình yêu, nghĩ về anh, nhưng vẫn nghĩ đến cuộc sống chung . Đây là điều đáng quý? Có lẽ nhà thơ đã nắm bắt được mối liên hệ giữa hạnh phúc riêng và cuộc sống chung của mọi người.
Nhà thơ viết “anh” và “em” , cách nói khác đi, mức độ tình yêu cũng được nâng lên thêm một bậc. Tình cảm trung thực và mãnh liệt đến nỗi chẳng cần che giấu hay nguỵ trang. Xuân Quỳnh nói thẳng, nó táo bạo bằng hình ảnh cụ thể : anh và em để bày tỏ tình cảm của mình. Táo bạo nhưng vẫn giữ được nét dễ thương của người con gái
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau.
Câu thơ mở đầu thật hay như một lời