khuynh hướng Phan Bội Châu
tay mà hô lớn : kẻ thù, kẻ thù, ta thề phải tiêu diệt hết rồi mới ăn cơm sáng".
- Theo quan niệm của Phan Bội Châu nhiệm vụ cứu nước là rất quan trọng và cấp bách trong hoàn cảnh hiện tại. Tuy nhiên, vấn đề cải cách xã hội, tiến lên xây dựng một chế độ mới, chế độ dân chủ tư sản, theo gương Nhật Bản cũng là rất cần thiết, phải thực hiện ngay trong thời điểm bấy giờ. Với ông tất cả những việc làm trên là yêu nước, là đóng góp lớn cho xã hội, là cứu nguy cho giống nòi.
3. Chủ trương đoàn kết rộng rãi:
- Phan Bội Châu đã thấy được điều tai hại của việc mất đoàn kết, việc chia rẽ dân tộc. Ông cho rằng một trong những nguyên nhân giúp Pháp chiếm được đất nước ta và đặt được ách đô hộ lên đất nước ta một cách vững vàng là do nhân dân ta "Xung khắc bất hòa":
"Nỗi ngu dại nói không kể xiết
Lại ngờ nhau chẳng biết tim nhau
Coi nhau như thể quân thù
Thù mong nhau hại ghét cầu nhau hư
Bụng có hợp thì nhà mới hợp
Lòng đã tan thì nước cũng tan"
(Hải ngoại huyết thư)
- Từ đó ông đã đi đến khẳng định sức mạnh của đoàn kết. Và ông cũng đã đưa ra một chủ trương đoàn kết rộng rãi, không phân biệt giai cấp, đẳng cấp, tôn giáo, thể hiện một niềm tin vững chắc vào sức mạnh của đoàn kết. Tuy nhiên, ông chưa thấy rõ lực lượng tiên tiến nhất của xã hội có thể đảm nhiệm được nhiệm vụ cứu nước, chưa nhận thức được đầy đủ về vai trò của người nông dân để nhìn về họ như một lực lượng nòng cốt của phong trào cách mạng.
4. Lý tưởng mới của Phan Bội Châu:
- Thơ văn Phan Bội Châu, trong chừng mực nhất định, đã nêu lên được một lý tưởng mới cho cuộc sống và đã sáng tạo được mẫu người lý tưởng cho thời đại.
- Lý tưởng đó là cứu nước. Ông cho rằng mục đích tốt đẹp nhất của đời người, lý tưởng tốt đẹp nhất của đời người là làm sao cứu được nước, vì cứu nước cũng tức là cứu mình. Lý tưởng ấy thật cao quý nhưng nó lại không chút gì cao xa cả, ai cũng có thể theo được.
- Ông đã nêu lên mẫu người lý tưởng trong xã hội, đó là người yêu nước, có lòng căm thù giặc, dám xả thân vì đất nước. Ví dụ : các nhân vật anh hùng trong tác phẩm "Trùng quang tâm sử".
III. Tác phẩm tiêu biểu:
1. Giai đoạn thứ nhất: (từ đầu thế kỉ XX đến khoảng năm 1920)
- Gắn liền với giai đoạn này Phan Bội Châu có một số tác phẩm tiêu biểu là Việt Nam vong quốc sử (1905), thư gửi Phan Châu Trinh (1907), Việt Nam quốc sử khảo (1909), ngục trung thư (1914).
* Tác phẩm Việt Nam quốc sử khảo
- Việt Nam quốc sử khảo là một trong những sáng tác tiêu biểu của nhà cách mạng Phan Bội Châu (1867-1940). Tác phẩm này đã được Georges Boudarel, một tác giả người Pháp, đánh giá là: mặc dù có những thiếu sót không thể tránh khỏi, Việt Nam quốc sử khảo là tác phẩm đầu tiên đã thoát khỏi cách biên niên theo vương triều và lối uyên bác ôm đồm để phân tích những nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội đã tạo nên sự hưng thịnh và suy vong của Việt Nam.
Giới thiệu tác phẩm:
- Việt Nam quốc sử khảo được Phan Bội Châu viết bằng chữ Hán, chia thành 10 chương; khởi thảo ở khoảng năm 1906 và hoàn thành ngày mồng 5 tháng 5 năm Kỷ Dậu (1909, ghi theo tác giả.) tại Nhật Bản. Ngay sau đó, tác phẩm được ra mắt lần đầu tại nơi đó, do nhà xuất bản Shoransha-Tokuo ấn hành, có kèm lời tựa của Hoàng Trọng Mậu, một đồng chí của tác giả. Hiện nay (1982), theo PGS. Chương Thâu, vẫn chưa tìm được bản in đầu tiên, mà chỉ tồn tại hai bản chép tay được sao lại từ bản gốc trên.
-Bản thứ nhất, nguyên là sách của Thư viện Khai Trí Tiến Đức, sau chuyển về Viện Bác cổ, và hiện nay ở Thư viện Viện Thông tin khoa học xã hội (Hà Nội) mang ký hiệu VHv.1332, gồm 174 trang.
-Bản thứ hai, hiện nằm trong tủ sách của một gia đình ở Huế, dày 166 trang, so với bản trên, không có gì khác biệt nhiều.
Trong những năm cuối đời (1926-1940), khi bị giam lỏng ở Bến Ngự (Huế); Phan Bội Châu đã đem tác phẩm này dịch ra tiếng Việt theo thể văn vầnsong thất lục bát, và đặt tên là Việt Nam quốc sử bình diễn ca. Năm 1929, ông có cho trích đăng trên báo Tiếng dân của Huỳnh Thúc Kháng được một kỳ; nhưng sau đó, bị thực dân Pháp không cho