Uy-lít-xơ trở về và Ra-ma buộc tội
Đề
Suy nghĩ của anh (chị) về hai cuộc gặp mặt trong Uy-lít-xơ trở về và Ra-ma buộc tội
Bài làm
Hai đoạn trích đều miêu tả cảnh tái hợp của hai cặp vợ chồng. Trong trích đoạn Uy-lít-xơ trở về (trích khúc ca XXIII, sử thi Ô-đi-xê - Hi Lạp), sau hai mươi năm trời chinh chiến trải qua rất nhiều thử thách, khó khăn Uy-lít-xơ mới trở về quê hương. Hai cha con Uy-lít-xơ lập mưu giết chết 108 vị cầu hôn nhưng vợ chàng, Pê-nê-lốp vẫn không tin là chồng mình đã trở về. Nàng nghi ngờ là một sự lừa lọc chi đây. Cảnh gặp gỡ trong Ra-ma buộc tội (trích khúc ca VI, sử thi ấn Độ Ra-ma-ya-na lại theo một diễn biến khác hẳn, gần như trái ngược. Sau khi tấn công đảo Lan-ka, đánh thắng quỷ vương Ra-va-na cứu được nàng Xi-ta xinh đẹp, Ra-ma liền nổi cơn ghen dữ dội vì nghi ngờ sự thủy chung của vợ. Cuộc gặp gỡ của họ như một phiên toà. Cảnh gặp gỡ thứ nhất, Pê-nê-lốp thử chồng. Còn cảnh thứ hai, Ra-ma buộc tội vợ. Cảnh thứ nhất, vợ chồng sung sướng tột cùng trong niềm vui đoàn tụ. Cảnh thứ hai, người vợ xinh đẹp tự nguyện bước lên giàn hỏa thiêu để chứng tỏ phẩm hạnh của mình trong tiếng kêu khóc thương cảm vang trời.
Cuộc gặp gỡ của hai cặp vợ chồng trong hai đoạn trích diễn ra khác nhau nhưng trong đó các nhân vật đều được đặt vào những thử thách đòi hỏi chính họ phải vượt qua, tự mình tháo gỡ. ở Uy-lít-xơ trở về, Uy-lít-xơ một con người dũng cảm, mưu trí “có thể sánh ngang với thần linh”, nghị lực phi thường đã vượt qua mọi gian truân mới về lại quê hương phải giải được câu đố về chiếc giường cười của vợ - nàng Pê-nê-lốp. ở trích đoạn Ra-ma buộc tội, nàng Xi-ta xinh đẹp phải nhảy vào giàn lửa nhờ thần lửa A - nhi chứng minh cho sự thuỷ chung trước Ra-ma và cả cộng đồng.
Cả hai tình huống gặp gỡ của các nhân vật đều được đặt trong những hoàn cảnh éo le đầy kịch tính, những mâu thuẫn giằng co tới đỉnh điểm mới được từ từ tháo gỡ trong phạm vi thời gian và không gian nhất định. Nhưng tất cả những thử thách và tình huống ấy đầu mang đạm tính sử thi. Các nhân vật đều vượt qua thử thách dưới sự quan sát và theo dõi của những nhân vật khác và của cộng đồng. Mọi hành động lời nói của các nhân vật đều là những lời nói, hành động công khai minh bạch đại diện cho cả cộng đồng. Chàng Uy-lít-xơ vượt qua thử thách trước sự chứng kiến của mọi người và đặc biệt trong thử thách cuối cùng dưới sự chứng kiến của nhũ mấu Ơ-ríc-lê và con trai Tê-lê-mác. Cuộc hội ngộ của Ra-ma và Xi-ta được cả cộng đồng chứng kiến. Tác giả sử thi không miêu tả hành động nào của cộng đồng tham gia vào giữa họ nhưng qua ánh mắt của đám đông, tiếng khóc của phụ nữ và của loài khỉ Ra-sa-xa, loài khỉ Va-na-ra... cũng chính là thái độ của cộng đồng. Điều đó cho thấy những hành động, trách nhiệm và số phận của những người anh hùng gắn rất chặt với cộng đồng và được cộng đồng phán xét.
Bên cạnh đó các nhân vật sử thi cũng gắn liền với thời kì hình thành và củng cố quan hệ gia đình. Các gia đình ở đây phần lớn là đều là các gia đình dòng dõi và danh tiếng, điều đó càng chi phối hành động của nhân vật. Đặc biệt là trong trích đoạn Ra-ma buộc tội, Ra-ma đã khẳng định rõ ràng : “Người đã sinh trưởng trong một gia đình cao quý có thể nào lại lấy về một người vợ đã từng sống trong nhà kẻ khác... Vậy làm sao ta có thể nhận nàng về nhà ta khi ta nghĩ tới gia đình cao quý đã sinh ra ta”.
Các nhân vật sử thi đặc biệt coi trọng danh dự và quy ước của cộng đồng. Đạo đức của họ cũng chính là khuôn vàng thước ngọc là chuẩn mực của cả cộng đồng. Nhưng hơn hết các nhân vật sử thi chính là khát vọng về hạnh phúc và hướng tới cái đẹp toàn bích, bảo vệ sự toàn bích của cái đẹp. Chính điều đó đã giúp họ vượt qua tất cả mọi gian khó và thử thách để đến được với bến bờ hạnh phúc. Trong việc diễn tả cảnh gặp gỡ, tác giả đã kể lại một cách rất trang trọng và chậm rãi. Những chi tiết, lời thoại, hành vi, lối lập luận khôn khéo và kiên quyết cùng tình huống mang đậm kịch tính đều vang động âm hưởng và phong cách sử thi. Đặc biệt là những hình thức so sánh liên tưởng mang sức hấp dẫn đặc biệt kì lạ. Qua cuộc