Vẻ đẹp hình tượng Xi - ta trong đoạn trích Ra- ma
chết muốn vùi dập bản thân cũng là điều dễ hiểu. Nhưng Xi-ta người con gái của nữ thần đất mẹ Pri-thi-vi sinh trưởng trong hoàng tộc Gia-na-ki, mang trong mình dòng máu cao quí, đâu thể nào kết thúc cuộc đời như vậy. Yêu và hết lòng tôn thờ người mình yêu song không thể cho phép bị sỉ nhục, bị bôi nhọ. Sau những phút choáng váng ban đầu, Xi-ta dần lấy lại bình tĩnh để tự bào chữa, đòi lại danh dự với một trí tuệ tuyệt vời mà cũng rất dịu dàng. Nghẹn ngào, nức nở, nàng lên án cách xử sự của Ra-ma “như một kẻ thấp hèn chửi mắng con mụ thấp hèn”. Nàng khẳng định việc bị bắt đi là do số phận còn bản thân nàng trước sau như một. “Những gì nằm trong vòng kiểm soát của thiếp đây, tức trái tim thiếp đâu là thuộc về chàng”, “sẵn sàng chết khi bị bắt đi nếu Ha-nu-man được chàng phái đến truyền lại lời “chàng không cần thiếp nữa”. Đối với Xi-ta, Ra-ma còn hơn mạng sống của mình, nhưng nàng càng không thể sống trong sự ngờ vực, sỉ nhục. Nếu như Ra-ma khẳng định dòng dõi tôn quý của chàng thì nằng cũng nhắc lại nàng đâu kém gì, con của thần linh, đâu thể nào xếp ngang hàng với những người phụ nữ tầm thường khác. ở đây ta còn phát hiện ra ở người con gái này một sự kiên cường, biết tôn quí bản thân. Sau những lời lẽ đó, nàng thất vọng “tình yêu của thiếp, lòng trung thành của thiếp xem ra hoàn toàn vô ích” và đi đến quyết định nhảy vào dàn lửa thiêu. Đây là hành động đầy lí trí, tự chủ. Nàng muốn khẳng định lời nói và tấm lòng trinh trắng của mình. Chỉ có thần linh với sức mạnh của lửa mới rửa sạch được vết nhơ mà người ta đang gán cho nàng, mới giải toả được sự nghi ngờ của người chồng. Hành động của nàng là hành động của một nữ thần cao quý.
Tóm lại, trong đoạn trích Ra-ma buộc tội, tâm trạng nàng Xi-ta được bộc lộ khá rõ nét với những đợt sóng lòng mỗi lúc một dâng cao để rồi khép lại thật bất ngờ. Nó góp phần khẳng định bức chân dung cao quí của nàng Xi-ta một cách đầy đủ và đẹp đẽ.