Vẫn là tiết tấu sóng đôi nhưng vừa tiến lại vừa lui như một quy trình trớ trêu của hình tìm bóng. Người khách đường xa mơ hồ ấy chỉ thấp thoáng mơ màng “Áo em trắng quá nhìn không ra”. Lại một sáng tạo nữa của Hàm Mạc Tử. Màu trắng và màu trăng như một sự rượt đuổi không bao giờ tới đích. Hình ảnh áo trắng trong thơ Hàm Mạc Tử không giống cách gợi khơi của Huy Cận:
Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong
Hôm xưa em đến, mắt như lòng
Nở bùng ánh sáng, em đi đến
Gót ngọc dồn hương, bước toả hồng
Áo trắng của Huy Cận nếu là thực thể thì ở Tử nó biến thành ảo giác mất rồi. Chính là ảo giác mà hạnh phúc kia càng lấp lánh bao nhiêu, tấm lòng nhà càng quặn đau chừng ấy. “Ai biết tình ai có mặn mà” là một khát khoát biểu trưng mở rộng. Ý nghĩa nội sinh của cặp từ “ai biết tình ai” vừa gần gũi vừa xa vời như khoảng giữa các vì sao. Sự trống vắng trong một tâm hồn rất sợ cô độc lại đang ở vào tình thế cô đơn là cái mạch chính của toàn bài, tạo ra cái cầu từ độc đáo, đầy hình tượng của những phút xuất thần được lặp lại với một mức độ cao và dường như là khó hiểu. Nhưng, hướng về phía nhân bản, phía cuộc đời từ cái tôi bản ngã, đó mới là cái hạt nhân bền vững, cái gạch nối giữa người làm thơ và người đọc thơ./.