Phân tích đoạn trích "Chiến thắng Mtao Mxây"
Mxây. Với mong muốn đưa dân làng của Mtao Mxây về hoà nhập với bộ tộc của mình để cùng nhau xây dựng một cộng đồng lớn mạnh, bằng tấm lòng nhân ái, vị tha, Đăm Săn đã chủ động đưa ra lời đề nghị, thuyết phục dân làng của Mtao Mxây về với bộ tộc của mình. (Cần phân tích rõ hơn cách thuyết phục của Đăm Săn) Đáp lại mong muốn tha thiết đó, cảm phục trước khí phách anh hùng, tài năng, sức mạnh của Đăm Săn, cảm mến đức khoan dung của chàng, dân làng, tôi tớ của Mtao Mxây đã vui mừng hưởng ứng lời kêu gọi, thuyết phục của Đăm Săn. (Cần phân tích rõ thêm). Phát huy cao độ vai trò của nghệ thuật so sánh phóng đại, kết hợp với lối kết cấu câu đối xứng, tác giả đã miêu tả niềm vui, niềm hạnh phúc vô bờ của dân làng Mtao Mxây khi theo Đăm Săn về với bộ tộc của chàng trong sự phát triển chung của cộng đồng thị tộc: “Đoàn người ...”. Điều này chứng tỏ người dân thường Ê - đê không mất quan tâm đến cái chết của Mtao Mxây, họ chỉ mong có một cuộc sống ổn định trong một cộng đồng ngày một đông hơn, giàu hơn, hùng mạnh hơn. Mọi người đi theo Đăm Săn, tôn vinh chàng vì chàng đã giúp cho khát vọng của họ trở thành hiện thực. Ở đây, khát vọng, quyền lợi giữa cá nhân người anh hùng với khát vọng, quyền lợi của cả cộng đồng có sự thống nhất cao độ.
Phần 03: Lễ ăn mừng chiến thắng của bộ tộc Đăm Săn.
a, Lễ ăn mừng chiến thắng của bộ tộc Đăm Săn.
Chiến thắng Mtao Mxây là một trong những chiến công vang dội nhất của Đăm Săn. Tiêu diệt kẻ thù, Đăm Săn đã “xéo nát đất đai của một tù trưởng nhà giàu”, “bắt tù binh”, đòi lại danh dự, bảo vệ được hạnh phúc của gia đình và đem lại sự phát triển, phồn vinh cho bộ tộc không những thế, với chiến thắng này, danh tiếng của chàng cũng “lớn lên như sông nước, cao lên như cây rừng, không còn ai bì kịp”. Chính vì thế, để xứng đáng với chiến công, chàng và thị tộc của mình đã tổ chức một lễ ăn mừng chiến thắng thật lớn lao, kì vĩ.
+ Lễ ăn mừng chiến thắng là một chuỗi những ngày hội dài “kéo dài hết mùa khô” và được tổ chức: linh đình và sang trọng; đông vui, nhộn nhịp; với đầy đủ phong tục tập quán của đồng bào Ê- đê Tây Nguyên.
+ Nó là khúc khải hoàn ca của bộ tộc Đăm Săn cho ta thấy sự phát triển, giàu có, hùng mạnh của bộ tộc Đăm Săn sau khi chàng giành chiến thắng.; tô đậm và khắc sâu ý nghĩa thời đại của chiến tranh bộ tộc trong sự phát triển của cộng đồng.
b, Hình tượng Đăm Săn trong lề ăn mừng chiến thắng.
Miêu tả lễ ăn mừng chiến thắng, tác giả dân gian không chỉ tô đậm ý nghĩa, tầm vóc chiến thắng của Đăm Săn mà còn khẳng định tầm vóc lịch sử, tôn vinh, đề cao người anh hùng trong sự phát triển của cộng đồng. Là niềm tự hào của bộ tộc, là kết tinh vẻ đẹp, tài năng, ý chí của cả cộng đồng, trong lễ ăn mừng chiến thắng Đăm Săn hiện lên thật đẹp, thật phi thường. Sử dụng bút pháp nghệ thuật lãng mạn với một loạt những thủ pháp nghệ thuật thường thấy trong sử thi như so sánh, phóng đại, tác giả sử thi đã miêu tả một cách trực tiếp, toàn diện từ vẻ đẹp thể chất đến vẻ đẹp tinh thần, từ ngoại hình đến tính cách của người anh hùng tù trưởng Đăm Săn: Trang phục; diện mạo; sức mạnh; phẩm chất). Chàng được cả cộng đồng ngưỡng vọng, tôn vinh, ngợi ca với những điệp khúc hào hùng: “danh vang ... tiếng Đăm Săn” (35), “Chàng Đăm Săn ... lừng lẫy” (35). Hình ảnh Đăm Săn sau chiến công được mô tả phóng đại và như một điệp khúc vang vọng niềm tự hào về người anh hùng tiêu biểu của cộng đồng. Vẻ đẹp ấy chỉ có thể xuất hiện trong sử thi anh hùng, chỉ có ngôn ngữ sử thi mới đem lại những vẻ đẹp độc đáo đến thế.
2, Nghệ thuật
Đoạn trích: “Chiến thắng Mtao Mxây” thể hiện khá rõ nét những đặc sắc của nghệ thuật sử thi.
- Trước hết, đó là nghệ thuật tổ chức ngôn ngữ :
+ Ngôn ngữ người kể chuyện biến hoá linh hoạt. Khi chậm rãi khoan thai, khi ào ạt mạnh mẽ,... trong các đoạn miêu tả nhà Mtao Mxây, tả chân dung Mtao Mxây, tả cuộc giao tranh giữa Đăm Săn và Mtao Mxây, nhất là những đoạn miêu tả cảnh ăn mừng sau chiến thắng của Đăm Săn.
+ Ngôn ngữ đối thoại trong đoạn trích được khai thác triệt