tâm trạng nhân vật Liên
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên trong không gian phố huyện (Hai đứa trẻ - Thạch Lam)
Thạch Lam xuất hiện trên văn đàn Việt Nam 1930 - 1945 như một làn "gió đầu mùa" tinh khiết, êm nhẹ. Người đọc văn Thạch Lam cảm nhận được một tình người đằm thắm trong một giọng văn tha thiết. Cái đẹp tự lan toả, "tiềm tàng trong mọi vật bình thường" khiến cho "lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn". Thạch Lam đã khơi gợi ánh sáng cho những tâm hồn từ ngay những mảng đời chìm trong bóng tối. Truyện ngắn Hai đứa trẻ - câu chuyện về hai chị em ở phố huyện nghèo - như một bài thơ thấm đẫm tình người. Thế giới trẻ thơ gợi lại cho mỗi chúng ta những rung động êm đềm mà sâu sắc, mở ra những suy tư về thân phận con người.
Trong văn xuôi Việt Nam những năm 30 của thế kỉ XX, có lẽ khó ai tìm ra được những nét đẹp tiềm ẩn trong cái bình thường giỏi như Thạch Lam. Các nhà văn Tự lực Văn đoàn, những anh em của Thạch Lam cũng hay nói về cảnh nhà quê, người nhà quê nhưng đã tước đi vẻ hồn nhiên tươi tắn chân thực của cuộc sống ấy, thay vào đó là những cái nhìn có phần xa lạ, kẻ cả, đôi chút khinh miệt. Có lẽ, trong số anh em họ Nguyễn Tường, Thạch Lam là người sống sâu nặng hơn cả với kí ức tuổi thơ của mình. Trong tâm tư của nhà văn, phố huyện Cẩm Giàng (Hưng Yên) và người chị tần tảo đã trở thành chuỗi kỉ niệm đẹp đẽ nhất, khiến cho ông khi viết về hình ảnh phố huyện vẫn còn vẹn nguyên những ấn tượng sâu đậm của tuổi thơ. Hai chị em Liên và An chính là những gì Thạch Lam yêu mến, gắn bó thuở thiếu thời.
Người đọc không thể nào quên ấn tượng về một không gian phố huyện chuyển dần vào bóng đêm. Những âm thanh của một ngày sắp tắt cùng với một phương tây cháy rực gieo vào lòng người nỗi buồn mơ hồ. Một phiên chợ chiều tàn, dăm đứa trẻ nhặt nhạnh những thứ vương vãi xung quanh chợ không chỉ đánh động tình thương củacô bé Liên đầy lòng trắc ẩn mà còn khiến chúng ta cũng bồi hồi vì những nét thân thuộc của quê hương, một "mủi riêng của đất, của quê hương này". Tài năng của Thạch Lam đã giúp chúng ta nhận ra cái hồn quê hương dìu dịu thấm vào từng cảnh vật và những sinh hoạt ban đêm của những con người phố huyện. Tất cả những gì nhà văn mô tả đều hết sức bình thường trong một câu chuyện không có cốt truyện. Khung cảnh và những con người đều như hướng vào một chủ đích của nhà văn: khắc hoạ những nét bình dị, lặng lẽ trong một không khí xã hội đang chìm trong bóng đêm dày đặc của cuộc sống quẩn quanh không lối thoát.
Những nhân vật phố huyện: mẹ con chị Tý với hàng nước, bác Siêu bán phở, gia đình bác Xẩm... từng ấy nhân vật đã làm nên cái đặc trưng của phố huyện. Đó là những con người đang lầm lũi trong cuộc mưu sinh, tâm trạng lúc nào cũng lo toan và nhẫn nhịn. Họ cùng chờ đợi, không phải là những người khách mà chính là đang mòn mỏi hy vọng . Những cuộc đời trong bóng tối ấy, cũng giống như không gian phố huyện kia, dày đặc tăm tối nhưng vẫn loé lên ánh sáng của một thế giớ khác, một thứ ánh sáng mong manh nhưng không hề lịm tắt.
Không phải ngẫu nhiên nhà văn đã miêu tả cuộc sống phố huyện gắn với ba thời điểm nối tiếp: hoàng hôn - tối - khuya. Bóng tối càng dày đặc bao nhiêu thì khát vọng hướng về ánh sáng càng khắc khoải bấy nhiêu. Ánh đỏ rực của buổi hoàng hôn dẫu đẹp nhưng lại gieo vào lòng cô bé Liên nỗi buồn man mác vì cuộc sống của hai đứa trẻ trong một gia đình sa sút đã mang sẵn những dư vị của bóng tối. Đó là thời điểm bắt đầu những lo toan của thế giới người lớn nên "bóng tối ngập đầy dần" đôi mắt Liên. Liên đã chứng kiến những con người "đi lần vào bóng tối", "từ từ đi vào bóng đêm" và rồi từ bóng tối mênh mông lại hiện lên những bóng đời chập chờn ánh sáng ngọn đèn, bếp lửa. Ánh sáng của thực tại chỉ còn là "nguồn sáng" xa lạ của những vì sao trên trời. Là những "khe sáng", "quầng sáng", "hột sáng" mong manh của những con người cùng sống nơi phố huyện nghèo. Sự sống như ẩn mình trong ánh sáng nhưng vẫn không xua tan được những ám ảnh bóng tối. Nó chỉ đánh thức những hoài niệm tuổi thơ. Những ngày tháng êm đềm của chị em Liên khi