Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu
Đánh giá giá trị các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu trong
những năm thực dân Pháp xâm lược Nam Bộ, có ý kiếng khẳng
đinh : "Sáng tác của ông sống dậy và hướng tới chúng ta như
những bài ca yêu nước . . .
Phân tích bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu để 1àm sáng
tỏ ý kiến trên.
Bài làm
Nquyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của đất nước ta trong
thế kỉ XIX. Mắt bị mù lòa giữa thời trai trẻ, con đường
công danh sự nghiệp dở dang, nhưng ông đã không chịu khoanh
tay trước những bất hạnh cay đắng. ông đã mở trường dạy học,
làm thầy thuốc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, viết văn làm thơ,
tiếng tăm lừng lẫy trở thành ngôi sao sáng trong bầu trời văn
nghệ Việt Nam cuối thế ki XIX.
Tên tuổi Nguyễn Đình Chiểu gắn liền với những truyện thơ đậm
đà màu sắc cổ điển như Truyện Lục Vân Tiên, truyện Ngư Tiều y
thuật vấn đáp... Đỉnh cao về tư tưởng và nghệ thuật của Nguyễn Đình
Chiểu là những bài văn tế, những bài thơ yêu nước như Chạy giặc
Xúc cảnh, Văn tế Trương Công Định, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc...
Đánh giá giá trị các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu trong những
năm thực dân Pháp xâm lược Nam Bộ, có ý kiến khẳng định:
"Sáng tác của ông sống dậy và hướng tới chúng ta như những
bài ca yêu nước".
Nếu Truyện Lục Vân Tiên, Ngư Tiểu y thuật vấn đáp sáng
ngời tư tưởng nhân nghĩa cao đẹp thì những bài văn tế, những
bài thơ như Chạy giặc đã làm sống dậy và hướng tới chúng ta
như những bài ca yêu nước. Thơ, văn tế của Nguyễn Đình Chiểu
ca ngợi những người anh hùng suất đời tận trung với nước và
than khóc những người liệt sĩ đã trọn nghĩa với dân. Ngòi bút,
nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu, đã "diễn
tả thật sinh động những tình cảm của dân tộc đối với người chiến
sĩ của nghĩa quân vốn là nông dân, xưa kia chỉ quen cày cuốc,
bỗng chốc trở thành người anh hùng cứu nước" (Phạm Văn Đồng).
Khi Tổ quốc bị xâm lăng súng giặc đất rền, những người áo vải
chân đất dân ấp dân lân đã quật khởi đứng lên đánh giặc với chí
căm thù sôi sục:
Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; Ngày xem
ống khói chạy đen sì muốn ra cắn cổ.
Họ đánh giặc là để bảo vệ tấc đất ngọn rau, để giữ lấy bát cơm
manh áo ở đời. Vì thế, chỉ một lưỡi dao phay, một gậy tầm vông cũng
ào ào xưng trận. Tư thế chiến đấu vô cùng hiên ngang lẫm liệt:
Hỏa mai đánh bàng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia,
Gươm đeo dùng bằng lưỡi 1 dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.
(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
Đất nước quê hương bị giặc Pháp giày xéo, tuy bị mù lòa, ông vẫn
dùng ngòi bút và tấm lòng yêu nước tham gia đánh giặc. ông gọi lòng
trung nghĩa của mình là lòng đạo chung thuỷ, sắt son, sáng ngời:
sự đời thà khuất đôi tròng thịt,
Lòng đạo xin tròn một tấm gương.
Có thể nói, những câu văn, vần thơ của Nguyễn Đình Chiểu
chứa chan tinh thần yêu nước, đã làm sống dậy và hướng tới
chúng ta như những bài ca yêu nước. Vì thế mà niềm mơ ước của
ông vẫn là niềm mơ ước của hàng triệu con người Việt Nam trong
thế kỉ qua về độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc và hòa bình:
Chừng nào thánh dế ân soi thấu,
Một trận mưa nhuần rửa núi sông.
(Xúc cảnh)
Bài thơ Chạy giặc là một bài ca yêu nước chống xâm lăng. Năm
1859, thực dân Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định. Đất nước
rơi vào thám họa, Nguyễn Đình Chiểu viết bài thơ Chạy giặc bằng
thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật ghi lại sự kiện bi thảm này.
Hai câu đề nói lên thời cuộc và thế nước. Giặc Pháp tấn công
thành Gia Định vào lúc tan chợ:
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay.
Cảnh họp chợ, cảnh tan chợ là nhịp sống yên bình của nhân
dân ta. Tiếng súng Tây bất ngờ nổ rền trời đã làm cho nhịp sống
ấy bị đảo lộn. Cảnh chiến tranh đã bắt đầu. Một bàn cờ thế là
hình ảnh ẩn dụ nói về thời cuộc, về cuộc chiến giằng co, ác liệt. Ba
tiếng phút sa tay trong câu thơ Một bàn cờ thế phút sa tay nói lên
sự thất thủ nhanh chóng của quân triều đình tại thành Gia Định.
Hai câu thơ đầu như một thông báo về sự kiện lịch sử bi thám
diễn ra vào năm 1859. Đằng sau