Phân tích “Tây Tiến” của Quang Dũng
Từ “rải rác” làm ta cảm giác người lính Tây Tiến ngã xuống, ngã xuống
nhiều trong cuộc chiến đấu, làm ta cảm giác thấm thía cái lạnh khi những con người phải từ giã
cuộc đời. Từ “viễn xứ” tạo nên sự xa xôi, lạnh lẽo của rừngnúi, gợi sự cô đơn của những người
nằm lại. Câu thơ trầm xuống xoáy vào lòng ta nỗi buồn không thể thốt nên lời, ta tưởng chừng câu
thơ sau sẽ không cất nổi mình, nhưng ngược lại:
"Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh"
Câu thơ lại nhẹ nhàng như không hề mang chút bi thảm của những nấm mồ viễn xứ. Câu
thơ trước tạo nên cái “bi”, câu thơ sau tạo nên nét “tráng”. Cái không khí bi quan bíên mất, chỉ
còn lại nét ngang tàng, chút thanh thản của người lính Tây Tiến. Bảo “chẳng tíêc đời xanh” là
cách nói của người thanh niên tri thức Hà Nội nhưng cũng mang cả quan niệm về lí tưởng chiến
đấu. Đâu phải họ không tiếc cho tuổi trẻ. Không phải “tuổi trẻ là mùa xuân” đó sao! Nhưng cao
hơn cả tuổi trẻ họ còn có tự do, quê hương. Còn người hậu phương gởi gấm cả nỗi lòng cho họ.
Đó là lí do tại sao người lính Tây Tiến chẳng tiếc đời xanh. Họ nằm xuống nhẹ nhàng:
“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Cách dùng từ “áo bào” làm câu thơ trở nên cổ kính hơn. Anh ra đi mãi mãi nhưng anh ra đi
là cho lẽ sống của mình sống mãi nên cái chết của anh nhẹ nhàng như “về đất”. Hơn thế, có chăng
Quang Dũng có lí khi dùng từ “về đất” ngoài ý giảm nhẹ sự đau thương ? Quang Dũng không
muốn có bất cứ giọt nước mắt nào rơi trên thi hài người lính Tây Tiến. Người lính Tây Tiến sống
lãng mạn, hào hùng thì chết cũng phải như vậy. Đấy chính là lí do tác giả có ý sử dụng từ cổ kính
và nói theo lối nói của người lính Tây Tiến. Quang Dũng muốn rằng người lính Tây Tiến chiến
đấu là cho quê hương thì sữ ra đi của họ là nhẹ nhàng, thanh thản: họ về với đất. Đất như người
mẹ giang tay ôm đứa con yêu vào lòng và người chiến sĩ ngụ trong vòng tay mẹ. Như vậy anh hi
sinh ở nơi xa nhưng linh hồn anh vẫn về bên đất mẹ. Câu thơ vì thế mất đi nét bi thảm vốn có.
Anh chiến sĩ chết đi, quê hương ôm anh vào lòng, sông núi hát lên tiễn đưa anh:
"Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Không hề có tiếng khóc giọt nước mắt tang thương. Chỉ có núi sông, đất mẹ chứng kiến cái
chết của anh. Bóng dáng của anh hoà vào núi sông, hoà vào đất mẹ. Người lính Tây Tiến ra đi
nhưng hình ảnh của anh không bao giờ mờ phai trong tâm trí con người. Hình ảnh người lính và
những kỷ niệm đậm mãi trong lòng Quang Dũng và mỗi chúng ta.
"Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về sầm nứa chẳng về xuôi."
Bài thơ khép lại nhưng âm điệu vẫn mãi vang vọng trong tâm hồn ta. Nhịp điệu trùng điệp,
nét lãng mạn hào hùng của bài thơ để lại dấu ấn trong ta. Có những tác phẩm đã gặp nhiều mà ta lại quên đi nhưng có những tác phẩm chỉ bắt gặp một lần lại sống mãi. Ấy là Tây Tiến! Hình ảnh
người lính Tây Tiến lung lnh ngời sáng với cả hào khí dân tộc!