Độc Tiểu Thanh Ký của Nguyễn Du
sư Hạ Thừa Đảo, Chủ nhiệm Hệ Trung Văn trường Đại học Hàng Châu. Ở cuộc toạ đàm về Độc Tiểu Thanh ký tổ chức tại một "Nghinh phong đình" trên bờ Tây hồ, Giáo sư Hạ đã phát biểu: "Mấy năm trước Bùi Kỷ tiên sinh, quý Hội trưởng Hội Việt - Trung hữu nghị, sang thăm Trung Quốc, có đến Hàng Châu. Tiên sinh đã chép cho chúng tôi bài Độc Tiểu Thanh ký . Đến nay tôi lại được biết toàn bộ các tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Theo tôi, một người sinh sống lâu năm ở Tây hồ, bài này không có chi tiết nào buộc chúng ta phải hiểu là tác giả đã đến Tây hồ, đối cảnh sinh tình mà làm ra. Đây chỉ là từ xa mà ngưỡng vọng Tây hồ. Các bài khác có nhan đề liên quan đến địa danh Hàng Châu cũng cần được khảo sát một cách thực sự cầu thị".
Việc hiểu hai cầu đầu bài Độc Tiểu Thanh ký thường khác nhau ở các từ khư và độc điếu. Đào Duy Anh, người đầu tiên công bố toàn bộ bài thơ này, đã dịch (1942):
Vườn mai Tây hồ đã thành cồn mả cả,
Nay trước cửa sổ chỉ viếng trên mảnh giấy thôi.
Nhóm Bùi Kỷ, Phan Võ, Nguyễn Khắc Hanh (1959) dịch:
Vườn hoa bên hồ Tây đã thành bãi hoang rồi,
Trước song một mình viếng một tập giấy.
Chú ý là nguyên bản chữ Hán ở sách này chép là Tây hồ hoa uyển, chứ không phải là mai uyển như bản Đào Duy Anh, nên đã được dịch là Vườn hoa bên hồ Tây.
Sách Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỷ X VIII - giữa thế kỷ XIX (1963) cũng dịch như trên. Thơ chữ Hán Nguyễn Du của Lê Thước, Trương Chính chủ biên (1965) dịch:
Vườn hoa bên Tây hồ đã thành bãi hoang rồi,
Chỉ viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ.
Chúng tôi tán thành với cách hiểu thiên về phía cho hai câu thơ này chủ yếu không có ý nghĩa nặng về mô tả cảnh thực mà chỉ để diễn ý biến cải tang thương, tuy vậy hai câu cuối của bài lại gợi đến ý trường tồn, đến việc lưu danh thiên cổ, tất nhiên là chỉ gợi đến qua một câu nghi vấn và như một khả năng mà thôi!
Hai câu kết này nằm trong bài Độc Tiểu Thanh ký tất nhiên là trực tiếp nói về sự đồng cảm giữa nhà thơ Nguyễn Du và Tiểu Thanh, nhưng chúng ta cũng có thể đồng tình với soạn giả sách giáo khoa Văn 10: "Có thể nói Tiểu Thanh là hình tượng kết tinh cho "những người ca nữ đất La thành"(17) và từ đó người đọc có quyền nghĩ rằng khóc Tiểu Thanh nhà thơ Nguyễn Du đồng thời cũng đã liên tưởng đến Thuý Kiều, cùng Tiểu Thanh sống ở đời Minh, cùng số phận hồng nhan bạc mệnh, vì vậy từ trước đến nay các nhà nghiên cứu vẫn luôn liên hệ Độc Tiểu Thanh ký với Đoạn trường tân thanh và việc làm sáng tỏ ý nghĩa bài thơ nhỏ này cũng góp phần vào việc hiểu sâu thêm kiệt tác chính của Nguyễn Du”
st
tư liệu và hướng nghiên cứu
Bài Độc Tiểu Thanh kí được dịch và in bằng chữ quốc ngữ khá sớm(1), nhưng phải đợi đến khi soạn giả sách giáo khoa đưa vào Văn 10(2) thì giới nghiên cứu mới thực sự chú ý tới và tạo thành cuộc tranh luận khá sôi nổi, kéo dài ngót 5 năm, sau đấy tạm lắng xuống và cho tới nay vẫn còn nhiều điều cần bàn, nhất là những vấn đề về tư liệu và hướng nghiên cứu. Đấy cũng là mục đích của bài viết này.
Có lẽ người đầu tiên châm ngòi cho cuộc tranh luận bài Độc Tiểu Thanh kí là Ts. Nguyễn Danh Đạt. Ông cho rằng, bản dịch nghĩa và dịch thơ bài Độc Tiểu Thanh kí in trong Văn 10 “là chưa ổn”(3) và đưa ra cách dịch mới của mình. Chủ biên Văn 10 - GS. Nguyễn Đình Chú trả lời. Theo Giáo sư, muốn dịch một cách chính xác bài thơ, phải hiểu đúng hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và nguyên nhân dẫn đến cách hiểu khác nhau “là do hiểu về hoàn cảnh sáng tác bài thơ khác nhau”(4). Trên cơ sở định hướng đó, Giáo sư khẳng định: Bài Độc Tiểu Thanh kí được viết khi Nguyễn Du còn ở nhà chưa đi sứ. Tiếp theo, các học giả Trần Đình Sử, Đào Thái Tôn, Nguyễn Quảng Tuân, Nguyễn Khắc Phi... lần lượt viết bài trao đổi. Để trình bày cách hiểu nội dung bài thơ, trong trao đổi, các vị đi theo hai hướng:
Một là, xác định thời điểm ra đời bài Độc Tiểu Thanh kí.
Hai là, truy tìm tư liệu liên quan tới Tiểu Thanh.
Về thời điểm bài thơ ra đời, các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận ngược chiều nhau. Một số tán thành ý kiến của các cụ