2 đứa trẻ
“ Văn học là nhân học” ( M.Gorki). Trong văn học, do vậy, vẻ đẹp nhân bản của con ngườI luôn luôn là một phương tiện thẩm mĩ mà ở đó chất thơ và chất hiện thực hoà quyện vớI nhau. Để làm rõ điều vừa nói, “hai đứa trẻ” của Thạch Lam sẽ là một dẫn chứng.
“ Hai đứa trẻ” vừa là bức tranh hiện thực phố huyện nghèo, vừa như một bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác phẩm đã gieo vào lòng ngườI đọc một nỗI buồn bâng khuângday dứt về đờI sống con người.
Bức tranh hiện thực nơi phố huyện nghèo xơ xác và lạI càng xơ xác, tiêu điều hơn từ cái nhìn của nhà văn. Đó là lúc hoàng hôn của một ngày tàn nơi miền quê “mặt trờI đã lấp sau rặng tre, nhìn lên chỉ thấy khóm tre màu đen kịt trên nền trờI phớt hồng” dàn nhạc của ếch nhái bắt đầu văng vẳng kêu ngòi đồng, thế cũng đủ làm thành cái buổI chiều êm như ru như bao chiều khác.
Như một mô típ nghệ thuật, cái phố huyện hẻo lánh lạI hiện ra trong khung cảnh chợ vãn của buổI chiều chỉ còn lèo tèo vài ba ngườI bán hàng đang thu dọn gánh, vài đứa trẻ đi thu lượm các thứ lặt vặt… Cái bức tranh ấy đã một lần hiện lên trong “gió lạnh đầu mùa” nhưng sao nó vẫn nhuốm một nỗI buồn khó tả vào cái giờ khắc của ngày tàn trong “Hai đứa trẻ”.
Song bức trang phố huyện ấy không chỉ là cảnh vật mà là bức tranh cuộc sống của con người. Một hiện thực nơi miền quê hẻo lánh, một chút của chốn kinh thành được mang tớI từ con tàu đêm đêm. Cuộc sống phố huyện có gì? Đó là hoạt động kiếm sống của những ngườI mang trong mắt Liên dường như quá quen thuộc, mỗI ngườI đã có một thói quen. Như bác phở Siêu. chị Tí, bố con nhà hát sẩm, cụ Thi điên và ngay cả Liên. Việc chủ yếu cũng chỉ là nghe tiếng trống thu không thì đóng cửa quán mà đợI chờ. Hiện thực không làmta ngỡ ngàng đó là một phố huyện nghèo vớI những ngườI cần cù lao động một cách lầm lũi đáng thương.
Nhưng tất cả những hiện thực như thế đều đặt trong con mắt quan sát chất chứa trong chấ văn lãng mạn.ThờI gian đi vào cuộc sống của phố huyện “ rõ ràng” không vụt nhanh hoặc tan vào đêm tối. ThờI gian cứ chậm rãi đi từng bước phát triển của nộI tâm. Từ “tiếng trống thu không” đến một câu văn nhẹ nhàng : “Chiều, chiều rồI” cất lên trong lòng, rồI trờI nhá nhem tốI đến không gian đã khuya không còn những “tạp âm”, của ban ngày chỉ còn “vòm trờI vớI ngàn ngôi sao xanh ganh nhau lấp lánh”. MỗI thờI điểm lạI có một cái nhìn cảnh vật khác nhau nhưng đều có phần thi vị hoá nhờ những câu văn tươi mát, uyển chuyển.
Có buổI chiều nào êm như ru trong cách nhìn của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng? Chỉ cón tâm hồn lãng mạn Thạch Lam mớI có cái mượt mà đượm chất thơ như thế.
Sự tài tình chính là ở chổ nhà văn vừa hoà nhập hai tâm hồn quan sát là một. HIểu là nhà văn quan sát cũng đúng mà hiểu cảnh vật diễn ra trong mắt của nhân vật Liên cũng chẳng sai. Ta thấy rõ điều đó qua cái giật mình của nhân vật. “Liên mãi ngồI quên mất! Bây giờ Liên vộI vàng vào thắp đèn xếp những quả sơn đen lạI”.
“TrờI bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng gió mát”. Nhưng câu văn như vậy có rất nhiều và được dùng một cách chính xác đạt đến mẫu mực. PhảI chăng cảm nhận ấy xuất phát từ tâm hồn nhà văn hay chính là từ tâm hồn của Liên khi phố huyện đã chìm trong im lìm của vắng lặng. Trong con mắt “Dõi theo những bóng ngườI về muộn từ từ trong đêm”.
Nếu như đầu tốI phố huyện còn được “trang hoàng” bằng những ánh đèn hắt ra từ những quán bên đường thì bây giờ chỉ còn là bóng đêm. Một vài tia sáng le lói từ kẻ cửa thành từng vệt. Con mắt thơ mộng đâu chỉ dừng ở những ánh sáng rất thực mà tìm đến cái mong manh của thứ đom đóm lập loè trong kẽ lá bàng lạI càng gợI buồn khó tả. Ánh sáng hiếm hoi của thiên nhiên được nhà văn “ chớp” nhanh trong cái nhìn lãng mạn. Chất thơ chính là ở đó. Vừa có vài hiện thực vừa có sự bay bổng của ngườI bút phác lên và đằm lạI trên trang văn. Nhưng tất cả vẫn là cái thường nhật diễn ra trong cảnh sống vốn quẩn quanh lầm lũi.
Ánh đèn của chị Tí đủsoi một khoảnh nhỏ. Nếu quan sát từ xa, ta sẽ thấy một bức tranh khá hoàn chỉnh về mặt nghệ thuật vớI hai “gam màu” sáng tối.