Rama buộc tội
hệ hai nhân vật này là quan hệ phụ thuộc, trong đó Xita là nhân vật trung tâm, Rama là nhân vật tạo tình huống. Từ tình huống bị Rama nghi ngờ lòng thuỷ chung, Xita mới có điều kiện bộc lộ phẩm chất lý tưởng của mình. Đây là một đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật tạo tình huống của tác phẩm. Chẳng hạn, ở chương 18 (khúc ca thứ 3), Xita nhẹ dạ, cả tin để cho quỷ vương Ravana vào vườn tu trong khi Rama và Lakmana đi vắng, nàng đã bị quỷ vương bắt về đảo Lanka. Đây là tình huống mới để dẫn tới cuộc chiến quyết liệt giữa Rama và Ravana sau đó. Như vậy, chính sự sơ suất của Xita là cái cớ, điều kiện để Rama bộc lộ lòng dũng cảm, trọng danh dự, và tình yêu mãnh liệt đối với Xita. Trong trích đoạn Rama buộc tội, cơn ghen của Rama là tình huống mới, trở thành cái cớ để Xita bộc lộ, hoàn thiện phẩm chất lí tưởng của mình trước sự chứng kiến của cộng đồng
-Thái độ của Rama khi gặp lại Xita hết sức lạnh lùng, dửng dưng, xa cách. Đây là một thái độ không bình thường. (Lẽ thường, sau một thời gian xa cách, gặp lại vợ, Rama phải vui mừng, hạnh phúc... trước đó, Rama đã bất chấp gian khổ, băng rừng vượt suối để tìm Xita).
- Cơn ghen của Rama trước hết được bắt nguồn từ một tình yêu mãnh liệt đối với Xita: "Thấy người đẹp khuôn mặt bông sen với những cuộn tóc lượn sóng đứng trước mặt mình, lòng Rama đau như cắt". Khi Xita chuẩn bị bước lên giàn hoả thiêu, sắc mặt Rama "khủng khiếp như thần chết", chàng "dán mắt xuống đất" không dám nhìn Xita.
- Cái khác thường là ở chỗ, cơn ghen của chàng gắn liền với danh dự, bổn phận của một quý tộc: "Để trả thù sự lăng nhục, ta đã làm những gì mà một con người phải làm...phải biết chắc điều này, chẳng phải là vì nàng mà ta đã đạt tới chỗ kết thúc chiến tranh...ta làm như thế là vì nhân phẩm của ta, để xoá bỏ vết ô nhục vì uy tín và danh dự của dòng họ lừng lẫy tiếng tăm của mình...".
- Như vậy, đặc sắc của nghệ thuật thể hiện tâm trạng nhân vật là ở chỗ,
tác giả đã đặt nhân vật vào một tình thế đầy mâu thuẫn - mâu thuẫn giữa tình yêu cá nhân và bổn phận, danh dự của một quý tộc.
Rama đã đặt danh dự của một quý tộc lên trên tình yêu, đặt cái chung lên cái riêng. Mọi hành động của chàng đều vì bổn phận: Ta đã làm tròn lời hứa, và bây giờ ta không còn vướng mắc với chính mình - Rama tự hào, kiêu hãmh khi danh dự của một quý tộc được bảo toàn. Điều này góp phần lý giải niềm vui hạnh phúc của Rama khi trước cộng đồng, Xita đã chứng minh được sự trong sáng thuỷ chung của mình.
-Như vậy, coi trọng danh dự, hành động vì danh dự là một phẩm nổi bật của Rama. Và đó cũng là phẩm chất lý tưởng của người anh hùng trong sử thi cổ đại.
***hình tượng xita***:
- Trước lời buộc tội của Rama, Xita mở tròn xoe đôi mắt đầm đìa giọt lệ...đau đớn đến nghẹt thở, như một giây leo bị vòi voi quật nát. Xita xấu hổ cho số kiếp của nàng, và nàng muốn tự chôn vùi cả hình hài của mình. Những lời của Rama xuyên vào trái tim nàng như một mũi tên...nước mắt nàng đổ ra như suối...
- Vì Rama buộc tội nàng trước đám đông - Xita bị đẩy vào một tình huống bi kịch, tuyệt vọng (Trước đây, trong những ngày bị quỷ vương Ravana bắt, bị dụ dỗ, hăm doạ..., Xita vẫn một mực chống cự, không hề tuyệt vọng. Bởi nàng còn có điểm tựa về tinh thần là tình yêu của Rama. Điều đó đã giúp nàng vượt qua thử thách. Xita đã kiêu hãnh nói với Ravana: "ta chỉ thuộc về một người, như ánh sáng thuộc về mặt trời vậy, người đó là Rama!". Nhưng giờ đây, chính Rama lại nghi ngờ lòng thuỷ chung của nàng - Niềm tin bị đổ vỡ, danh dự bị xúc phạm) .
- Trước những lời buộc tội của Rama, Xita tìm cách thuyết phục, giãi bày nỗi niềm, hi vọng Rama sẽ hiểu mình. Xita nói trong nước mắt: "Thiếp đâu phải là..." (Giáo viên đọc diễn cảm những lời nói của Xita với Rama). Đó là những lời giãi bày gan ruột, vừa có lý, vừa có tình. Nhưng những lời giãi bày của Xita không làm cho Rama thay đổi. Xita rơi vào tình thế tuyệt vọng. Trong hoàn cảnh đó, Xita đã lựa chọn cái chết để chứng minh cho sự trong sáng, thuỷ chung của mình. Nàng nói với Lácmana: "Hỡi Lácmana, em hãy chuẩn