thuyết minh về con gà
có tao có mày.
Giặc sợ, giặc chạy về nhà, / Trở ra gọi mẹ mổ gà khao quân. Giết lợn đồ xôi, lại giết gà / Cỗ bàn xong cả từ hôm qua (thơ Nguyễn Bính). (ghi-chú: đồ xôi nghĩa là chưng, hấp, hay nấu xôi). Gió đưa cành trúc la-đà,/ Tiếng chuông Thiên-Mụ canh gà Thọ-Xương. Giun dế ăn gà,/ Cá rô cưỡi ngựa. Gươm gẩy gà xác. Hễ bảo quét sân, đánh chết ba gà, / Bảo đi quét nhà đánh chết ba chó. Hoài thóc ta cho gà người bới.
Kể gà, kể dê, kể ngỗng. Kể lể con cà con kê (gà). Khách đến nhà, chẳng gà thì gỏi. Khôn-ngoan đá-đáp người ngoài, / Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. Không tre mà có măng mọc, / Không trâu cày mà có tiếng hò-reo. / Không chó có tiếng cắn theo, / Không gà có tiếng ra chiều gọi con (Đây là câu đố trong tục-ngữ phong-giao có nghĩa là “cái áo”). Không như mọi Tết, người mua quà, / Chỉ mua pháo nổ với tranh gà (thơ Nguyễn Bính).
Lao-xao gà gáy rạng ngày, / Vai vác cái cày, tay dắt con trâu. Lóng canh gà vừa mới gáy tan, / Chủ đã gọi thằng chăn vội-vã ( 2 câu trong bài thơ “Trâu Kể Công-Trạng Mình” trong tác-phẩm Luc-Súc Tranh Công). Lờ-ngờ như gà mang hòm.
Mã-đề dương-cước anh hùng tận, / Thân-Dậu liên-lai kiến thái-bình. Máu gà thì tẩm xương gà, / Máu gà đem tẩm xương ta sao đành! Măng non nấu với gà đồng, / Chơi nhau một trận xem chồng về ai. Mặt tái như gà bị cắt tiết. Mâm xôi nuốt trẻ lên mười, / Con gà, be (chai) rượu nuốt người lao-đao. Mẹ gà con vịt. Mẹ gà con vịt chít-chiu, / Mấy đời dì ghẻ thương yêu con chồng. Mẹ gà đi chợ, / Con ở lại nhà,/ Vịt lén tới nhà,/ Cắp gà con chạy,/ Gà về thấy vậy,/ Đuổi vịt khắp nơi,/ Mổ đánh tơi-bời,/ Vịt nhoi xuống nước. Mình rằng: “Mình muốn lấy ta,”/ Ta đi xuống chợ mua gà xem chân. Mịt-mù dặm cát đồi cây,/ Tiếng gà điếm nguyệt dấu giầy cầu sương (câu thơ số 2029 và 2030 trong Truyện Kiều của Nguyễn Du) Mong chồng, chồng chẳng xuống cho, / Đến cơn chồng xuống, gà o o gáy dồn,/ Cha mẹ con gà kia sao mày gáy dồn, / Mày làm cho ta mất vía kinh-hồn về nỗi chồng con. Mỗi lần nắng mới hắt bên sông, / Nghe tiếng gà trưa gáy não-nùng, / Lòng gởi(gửi) buồn theo thời dĩ-vãng, / Chập-chờn sống lại những ngày xuân (thơ Lưu Trọng-Lư). Một thương tóc bỏ đua gà, / Hai thương ăn nói mặn-mà có duyên. Mỡ gà thì gió, mỡ chó thì mưa. Mùa hè đang nắng, cỏ gà trắng thời mưa. Muối kia đổ ruột con gà, Mẹ mình không xót bằng ta xót mình. Mười ba trăng lặn gà kêu,/ Mười bốn trăng lặn, gà đều gáy tan. Mướp non nấu với gà đồng.
Năm Ất-Dậu (1945) tháng ba, con nhớ mãi, / Giống Lạc-Hồng cực trải lắm đau-thương! / Những thây ma thất-thểu đầy đường, / Rồi ngã gục không đứng lên vì đói! / Đói tự Bắc-Giang đói về Hà-Nội, / Đói ở Thái-Bình đói tới Gia-Lâm (Thơ của Bàng Bá Lân). Nếm muỗng đường om, mùi thơm vị ngọt, / Qua thương-nhớ bậu (vợ) thức trót canh gà.
Ngàn đông khói lẫn lạc-hà, / Giọt mưa cổ-thụ tiếng gà cô-thôn (2 câu thơ trong bài “Thuyền Ngược Dòng Sông Lam” của Nguyễn Huy-Hổ). Ngẩn-ngơ như chú bán gà, / Tiền rưỡi chẳng bán, bán ba mươi đồng. Ngây-ngô như gà cồ, lờ-đờ như đom-đóm đực. Ngủ-gà ngủ-gật. Những là đo-đắn ngược xuôi, / Tiếng gà nghe đã gáy sôi mé tường (câu thơ số 865 và 866 trong Truyên Kiều của Nguyễn Du)
Nhà bay chết lợn, toi gà, / Năm ba ông cống đến nhà ngày mưa. (ghi-chú: ông cống có nghĩa là người đỗ thi-hương hay cử-nhân). Nhác trông lên, trăng đã xế-tà, / Đêm hôm khuya-khoắt con gà đã gáy sang canh. Nhất phao-câu, nhì đầu cánh. Nổi da gà. Nuôi gà phải chọn giống gà, / Gà ri bé giống nhưng mà đẻ mau, / Nhất to là giống gà nâu, / Lông to thịt béo về sau đẻ nhiều, / Gà nâu chân thấp mình to,/ Đẻ nhiều trứng lớn con vừa khéo nuôi. Nửa đêm gà gáy o o, / Tao ngủ không được, tao bò tao chơi. Nửa đêm gà gáy o o, / Của dì dì giữ, ai bò mặc ai. Ông nói gà, bà nói vịt. Phượng-hoàng đậu chốn cheo-leo,/ Sa-cơ thất-thế phải theo đàn gà. Quả thị trả bà, / Con gà trả ông, / Con công phần tôi. Quạ thấy gà thì đớp.
Ráng mỡ gà thì gió, / Ráng mỡ chó thì mưa, / Ráng mỡ gà, ai có nhà phải chống (ghi-chú: ráng nghĩa là đám mây phản-chiếu bóng mặt trời về tảng-sáng hay