Có công mài sắt có ngày nên kim
MB : Kho tàng văn học dân gian Việt Nam rất phong phú và đặc sắc. Ẩn chưa trong nó là biết bao bài học kinh nghiệm của lớp cha anh đúc kết thành để gửi gắm đến những chồi non của đất nước. Ca dao, tục ngữ ko chỉ ngắn gọn mà còn đầy ý nghĩa, nó ko chỉ phong phú về nội dung mà còn độc đáo cả về nghệ thuật.
TB : Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
“Cha”, “ mẹ” hai tiếng tha thiết biết chừng nào. Nhưng ít ai biết rằng để có được chúng ta như ngày hôm nay thì công lao của cha mẹ là trời bể, nó cao như núi, mạnh như nước trong nguồn. Bài ca dao này là đạo lý làm người, cái đạo mà mỗi người khi sinh ra phải khắc cốt ghi tâm-đạo làm con.
Không thầy đố mày làm nên
Chỉ vẻn vẹn có sáu chữ mà ý nghĩa của câu tục ngữ này đã nói lên cái công lao to lớn của thầy cô. Thầy cô là người khơi mang trí tuệ, dẫn dắt chúng ta đến với những con đường tốt. Vậy nếu ko có thầy cô thì chúng ta làm nên gì? Làm nên những công việc chỉ là viễn vông ko chắc chắn mà thôi
Ca dao, tục ngữ dạy ta đạo lý làm người
Ca dao, tục ngữ dạy ta “cần, kiệm, liêm, chính” của một đời người.
Có công mài sắt có ngày nên kim.
Theo như ta biết sắt thì ko thể nào mài được thành kim nhưng chỉ cần có kiên trì, cần cù chịu khó thì mọi viễc có thể được hoàn thành. Để đánh đổi được thành công ta cần phải nỗ lực hết mình để khi nhìn lại nó ta thấy nó ý nghĩa biết chừng nào.
Ca dao, tục ngữ dạy ta cái quy luật của đời người.
Uống nước nhớ nguồn.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Quy luật của đời người là có nhận phải có trả. Không có gì là cho ko cả mà bên cạnh sự nhận ơn ta còn phải biết báo ơn, ko những thế ta còn phải biết cho ơn. “Có qua có lại mới vừa lòng nhau”.
Ca dao, tục ngữ dạy ta cử chỉ và cách ăn nói.
Chim khôn nói tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiêến dịu dàng dễ nghe.
Hay là:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Qủa đúng thật. Mỗi người đều có cách nói và suy nghĩ khác nhau nhưng mục đích của việc phát ngôn là nói để người khác hiểu, nói để người khác tin, nói để đạt được thành công trong công việc giao tiếp. Người ăn nói nhẹ nhàng và trông rộng hiểu xa thì sẽ được mọi người tin tưởng và iu quý. Ngược lại, những người nói to la lớn chẳng được gì mà còn mang hoạ bới chính câu nói, lời nói của mình
Ca dao, tục ngữ dạy ta tình thần đoàn kết, đùm bọc.
Một giọt máu đào hơn ao nước là.
Hay:
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
Đã là anh em trong gia đình thì phải biết thương yêu nhau như vậy mới có thể sống hoà thuận được. Đó chính là lời dạy thiết tha mà thông qua ca dao, tục ngữ ta hiểu được.
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn.
Hay:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Có chung tay, gắng sức cùng nhau thì mọi công việc sẽ dễ dàng hơn. Tuy ko cùng máu mủ ruột rà nhưng tất cả đều là người Việt Nam, con dân của Bác Hồ vĩ đại. Cùng nhau xây dựng sự nghiệp đất nước, bảo vệ dân tộc. Đó chính là “Đoàn kết”
Ca dao, tục ngữ thì có rất nhiều, mỗi câu ca dao, mỗi dòng tục ngữ là biết bao lời dạy hay, bổ ích. Ko cần nhiều từ, ko cần rắc rối, ko cần văn xuôi dài dòng, nó chỉ cần vài câu hay thậm chí vài chữ là đã đủ cho nó đi chu du khắp nơi trên đất Việt. Nó đến từng nhà, từng ngõ ngách, nó đem đến những điều hay, lẽ phải, nó truyền đạt lại tất cả ý nghĩa của nó cho mọi người chỉ mong mọi người thông qua nó mà học hỏi và phát huy.
KB: Mọi lời dạy mọi lời nhắn nhủ đến với ta một cách nhẹ nhàng nhưng ko thiếu sót bất cứ ý nghĩa nào. Hãy nắm bắt lấy nó và vận dụng nó vào thực tế. Hãy giữ gìn nó như chúng ta giữ gìn chính bản thân chúng ta vậy. Hãy làm cho cái kho tàng văn học dân gian Việt Nam đã phòng phú nay trở nên giàu có và phong phú hơn bạn nhé!