Phân tích bài thơ Tự Tình.
Hồ Xuân Hương có chùm thơ 3 bài với nhan đề "Tự tình". Đây là bài thơ thứ hai trong chùm thơ ấy. Giọng thơ cay đắng, buồn tủi... điều đó cho thấy nữ sĩ viết bài thơ này trong tâm trạng của người phụ nữ quá lứa lỡ thì...
2. Bài thơ thể hiện tâm trạng cuả tác giả tủi hận về tình duyên mà vẫn thách thức với duyên số.
Phân tích
1. Đề
Thao thức cả đêm dài. Lòng bồn chồn nghe tiềng gà gáy văng vẳng trên bom, từ một con thuyền trên mặt hồ, trên dòng sông đưa tới. Nữ sĩ ngồi dậy "trông ra khắp mọi chòm", mọi thôn xóm, chỉ thấy mịt mùng mà lòng thêm "oán hận" - oàn hận về con đường tình duyên.
2. Thực
Hai câu 3, 4 đăng đối, phủ định để khẳng định tiếng "cốc" của "mõ thảm", tiếng "om" của "chuông sầu". "Mõ thảm" và "chuông sầu" là hai hình ảnh ẩn dụ cực tả nỗi đau khổ, sầu tủi của người đàn bà lỡ thì quá lứa, trắc trở trong tình duyên. Thao thức trong đêm dài, đau nỗi đau của đời mình như "mõ thảm", chẳng ai khua "mà cũng cốc"; tủi nỗi tủi của lòng mình như "chuông sầu", chẳng đánh "cớ sao om"?. Nỗi đau buồn, sầu tủi như thấm sâu vào đáy lòng, toả rộng trong không gian, kéo dài theo thời gian như những đêm dài. Đây là hai câu thơ hay nhất tả nỗi "thảm, sầu" trong sự trắc trở tình duyên.
"Mõ thảm không khua, mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh, cớ sao om?"
3. Luận
Hai câu 5, 6 đăng đối cũng là để tả tâm trạng "rầu rĩ", tủi giận về con đường tình duyên:
"Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm".
"Trước nghe những tiếng", là những tiếng gì? - Tiếng gà gáy trên bom? Tiếng "chuông sầu", "mõ thảm" dội lên từ lòng mình. Càng nghe càng thêm rầu rĩ, buồn tủi. Càng nghe càng "giận", hờn về tình duyên. Tình duyên được ví với trái cây, không còn "non xanh má phấn" nữa mà đã chín "mõm mòm", nghĩa là quá chín, đã nẫu đi. Cũng có nghĩa là đã quá lứa, đã lỡ thì! Trong câu thơ có nhiều lệ, nhiều tiếng thở dài, than thân, trách phận, buồn tủi về con đường tình duyên. Hồ Xuân Hương thương mình, thương cho những người đàn bà cùng cảnh ngộ.
4. Hai câu kết
Như một sự thách đố với số phận, với duyên số:
"Tài tử văn nhân ai đó ta?
Thân này đâu đã chịu già tom?"
Vừa nghi vấn, vừa cảm thảm, hai câu kết đầy nghịch lí. Nữ sĩ như vẫn tin vào tài năng của mình có thể xoay đổi được duyên phận, vẫn hi vọng tìm được bạn đời trăm năm trong đám tài tử văn nhân. Câu 6, nữ sĩ viết: "Sau giận vì duyên để mõm mòm", câu 8, bà lại nói:"thân này đâu đã chịu già tom!". "Già tom" nghĩa là rất già, già hẳn. Một cách "nói cứng", thể hiện một bản lĩnh cứng cỏi trước ngang trái cuộc đời. Đọc chùm thơ "Tự tình" cũng như tìm hiểu cuộc đời của nữ sĩ, về mặt tình duyên ta thấy hạnh phúc lứa đôi chưa một lần mỉm cười với bà. Người đọc mãi mãi cảm thông với những sầu tủi, cay đắng, oán hận của nữ sĩ, của những người phụ nữ duyên ôi phận hẩm, quá lứa lỡ thì.
Bài thơ gieo vần "om”, 5 vần thơ, vần nào cũng tài tình: "bom - chòm - om - mòm - tom". Vần nào cũng hóc hiểm, tạo nên âm điệu như thắt, như nén lại cái "oán", cái "hận", cái "ngang bướng" của một tâm trạng, một cá tính rất Xuân Hương. Duyên số và hạnh phúc - đó là vấn đề ám ảnh chúng ta khi đọc thơ "Tự tình" này của Hồ Xuân Hương.
Thương Vợ thì bạn dựa theo dàn bài này để làm.
Trần Tế Xương (bút danh là Tú Xương) là nhà thơ trào phúng nổi tiếng, có lẽ là nhà thơ trào phúng đặc sắc nhất trong nền văn học của nước nhà. Thơ trào lộng, châm biếm, đả kích của Tú Xương sở dĩ được nhiều người yêu thích vì có tính chất trữ tình (trong tiếng cười có nước mắt). Dòng trữ tình trong thơ Tú Xương đôi khi được tách ra thành những bài thơ trữ tình thuần khiết, thấm thía. Hai kiệt tác “Sông Lấp” và “Thương vợ” tiêu biểu cho dòng thơ trữ tình của Tú Xương.
Bài thơ sau đây là bài “Thương vợ” của Tú Xương:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vẵng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như