Thuyết Minh ca dao
Ca dao là một từ Hán-Việt, theo từ nguyên, ca là bài hát có chương khúc, giai điệu; dao là bài hát ngắn, không có giai điệu, chương khúc
Nội dung
Ca dao phản ánh lịch sử: Ca dao lịch sử không phản ánh hiện tượng lịch sử trong quá trình diễn biến của nó, mà chỉ nhắc đến sự kiện lịch sử để nói lên thái độ, quan điểm nhân dân.
Phản ánh nếp sống, phong tục, tập quán truyền thống; phản ánh đời sống tình cảm nhân dân; phản ánh đời sống xã hội cũ. Ngoài ra, ca dao còn:
Chứa đựng tiếng cười trào phúng
Phân loại
Đồng dao: là thơ ca dân gian truyền miệng trẻ em. Đồng dao được chia thành hai loại: loại gắn với công việc của trẻ em, loại gắn với trò chơi của trẻ em.
Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa đứt cương
Ba vương ngũ đế
...
Ca dao lao động: là phần lời cốt lõi của dân ca lao động. Những bài ca lao động tồn tại như là một bộ phận của quá trình lao động.
Trời mưa trời gió đùng đùng
Bố con ông Nùng đi gánh phân trâu
Đem về trồng bí trồng bầu
Trồng ngô, trồng lúa, trồng rau, trồng cà.
Ca dao ru con: Hát ru có từ lâu đời và rất phổ biến, lời hát ru phần nhiều là những câu ca dao có sẵn.
Cái ngủ mày ngủ cho lâu
****** đi cấy ruộng sâu chưa về
Ca dao nghi lễ, phong tục: Trong nhiều bài ca tế thần, các yếu tố trữ tình cũng có mặt, cùng với yếu tố hiện thực, chúng biểu hiện sức mạnh của đời sống hiện thực trong các hình thức sinh hoạt tôn giáo trong nhân dân.
Ca dao trào phúng, bông đùa
Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho
Đêm nằm thì ngáy o o
Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà
Đi chợ thì hay ăn quà
Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm
Trên đầu những rác cùng rơm
Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu.
Ca dao trữ tình.
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
Nghệ thuật
Thể thơ: Ca dao sử dụng nhiều thể thơ khác nhau, thể lục bát rất phổ biến trong ca dao; thể song thất lục bát được sử dụng không nhiều; thể vãn thường gồm một câu có bốn hoặc năm chữ, rất đắc dụng trong đồng dao. Ngoài ra ca dao cũng sử dụng hợp thể là thể thơ gồm từ bốn, năm chữ thường kết hợp với lục bát biến thể.
Cấu tứ có các loại sau: Cấu tứ theo lối ngẫu nhiên không có chủ đề nhất định; cấu tứ theo lối đối thoại, và cấu tứ theo lối phô diễn về thiên nhiên.