Thuyết minh về cái quạt
quạt mỗi lần khoảng 30 - 60 phút là hợp lý. Khi bật quạt, nên ấn túp năng để quạt quay đi các hướng, không nên để cố định một chỗ.
Không nên để quạt thổi với tốc độ cao
Khi nhiệt độ môi trường vượt quá 30oC, nhiệt độ không khí đã gần với nhiệt độ cơ thể, nhiệt năng trong cơ thể người được phát tán chủ yếu nhờ vào sự bốc hơi của mồ hôi. Nếu để quạt thổi quá mạnh, nhiệt độ bề mặt da giảm, lỗ chân lông khép kín, nhiệt độ trong cơ thể không phát tán ra được sẽ làm cho người mệt mỏi, đau nhức lưng. Do vậy, chỉ nên dùng quạt ở tốc độ vừa, tạo ra những luồng gió nhẹ nhàng là được.
Không nên để quạt thổi quá gần
Không ít người vẫn lầm tưởng khi nóng, càng ngồi gần quạt càng mát, nhưng thực tế nếu ngồi gần quạt quá lâu sẽ càng mệt mỏi. Vì ở phía quạt thổi tới, mồ hôi trên da sẽ bốc nhanh, nhiệt độ giảm xuống, còn phía bên kia mồ hôi bốc hơi chậm khiến cho sự tuần hoàn máu và bài tiết mồ hôi ở hai phía của cơ thể có sự chênh lệch. Lúc này các cơ quan trong cơ thể cần phải được điều chỉnh lại để có sự cân bằng. Khi thời gian kéo dài, sẽ sinh ra mệt mỏi, cảm thấy khó chịu toàn thân. Tốt nhất là để quạt cách cơ thể trên 2 mét.
- Cái quạt máy thì mua về có sẵn rồi chỉ cần gim điện, nhấn số là mát khỏi mất công làm. Muốn quạt quay nhanh thì chọn nút 1, muốn quạt quay vừa thì nhấn nút 2, muốn quạt quay chậm nhấn nút 3...(có nhiều quạt dùng Remot nhanh tiện khỏi mất thời gian).
- Các bạn thấy công dụng của quạt rồi chứ, nhất là trong mùa hè nóng nực thì quạt rất cần đấy.
Lịch sử về cái quạt
Vào những ngày hè nóng bức, mất điện ở thành phố đúng là một tai họa. Nhưng mất điện cũng có cái hay. ấy là thay vì cắm đầu vào tivi hay internet, người ta vác ghế ra hè phố, phe phẩy cái quạt và chuyện trò với hàng xóm. Hẳn sẽ có rất nhiều câu chuyện. Và câu chuyện về cái quạt tay mà lâu nay đã bị văn minh dẹp vào xó, chắc cũng làm không ít người bùi ngùi nhớ lại một vật tri kỷ suốt thời chiến tranh ác liệt và thời Bao cấp bi tráng.
Năm 1949 họa sỹ Sỹ Ngọc vẽ bức tranh Cái bát. Bức tranh sơn mài nổi tiếng này hiện đang lưu giữ tại bảo tàng Mỹ thuật quốc gia. Bức tranh thể hiện tình quân dân cá nước. Hai nhân vật trong tranh là anh bộ đội và một bà mẹ nông thôn. Đó là một câu chuyện thời chiến rất bình thường, có đoàn vệ quốc quân qua làng, có những “mẹ già bịn rịn áo nâu-vui đàn con nhỏ rừng sâu mới về” (Hoàng Trung Thông). Anh bộ đội nhận lấy bát nước từ tay mẹ. Người mẹ già trìu mến vừa nhìn anh bộ đội, tay không ngừng phe phẩy chiếc quạt giấy. Chưa bao giờ mà nền son sơn mài lại nóng bức và oi ả đến vậy. Bức tranh cũng có thể có những cái tên như Tình quân dân, Trên đường hành quân, Các anh về, Qua làng, Nhớ bủ hay Trưa hè nhưng họa sỹ đã chọn một cái tên rất giản dị: Cái bát. Cái bát chỉ là “đạo cụ” trong câu chuyện này, nhưng nó trở thành tâm điểm của bức tranh. Cái bát gốm mộc mạc, dáng thô thô nhưng chứa đựng cả cái ước nguyện hòa bình, một biểu tượng của gia đình. Thời chinh chiến, lính tráng uống nước trong bi đông, ngang qua suối vục tay làm bát. ở cái thủa mỹ thuật của những hoạt cảnh, Cái bát là một ngoại lệ. Sau nửa thế kỷ nhìn lại chúng ta càng thấy sự độc đáo của tác phẩm. Bức tranh nổi tiếng không vì cái tên, nhưng tên tranh đã thể hiện được tư duy sáng tạo của người nghệ sỹ.
Trở lại bức tranh Cái bát, sự xuất hiện của cái quạt trong ty người mẹ, cho ta ước đoán rằng bà mẹ đã đưa cho anh bộ đội bát nước chè xanh (hoặc chè vối) nóng. Chiếc quạt giấy vẫn giống như những chiếc quạt giấy còn bán ở bến tàu bến xe hiện nay. Xương quạt làm bằng tre, giấy bồi nhuộm mầu tím Huế, có dập các lỗ châm kim hình hoa văn. Làng Vác (Hà Tây) hay Phương Ngạn (Triệu Phong, Quảng Trị) đã từ lâu nổi tiếng với các sản phẩm quạt giấy. Nhưng sẽ ra sao nếu không phải là chiếc quạt giấy? Mà là chiếc quạt nan! So với chiếc quạt giấy thì quạt nan quê mùa hơn, chất phác hơn và cũng có lịch sử lâu đời hơn. Chiếc quạt giấy liên quan tới công nghệ giấy, vì thế nó không thể xuất hiện ở Việt Nam trước thế kỷ thứ nhất sau CN(1) .
Chiếc quạt nan hình