Tả về ông
biết ông RU tớ thế nào không: “Dùng dình dùng dình, dùng dình dùng dình”. Tớ không biết ý nghĩa của những câu ông Ru, nhưng tớ biết khi bế tớ và nói những câu như thế, ông nghĩ rằng cháu gái của mình sẽ ngoan, rất ngoan.
* Tớ không bao giờ quên mọi người kể khi tớ đầy nửa năm, ông mất. Đó là một ngày hè nóng lắm... Hôm ấy tớ vô tư ở bên nhà hàng xóm và ăn hết hơn một đĩa bột rất to...
Ông tớ dáng cao cao, gầy gầy. Ông bị cận khá nặng (hồi xưa bà tớ xem tử vi thấy bảo lấy phải anh chồng có tật ở mắt, bà lo lắm, ai ngờ “vớ” phải đúng anh chàng trí thức cận thị...) Tớ rất tự hào vì tớ có đôi mắt hiếng cận thị giống ông!
…
Nếu bạn vẫn còn ông bà, đó không chỉ là điều may mắn mà còn là niềm hạnh phúc, hãnh diện. Một cuộc gọi điện hỏi thăm ông bà, một vài phút lắng nghe ông bà kể chuyện một ngày của ông bà, một chút thời gian đưa ông bà đi chơi... Bạn đã hạnh phúc hơn rất nhiều người rồi đấy!
... Ông bà nội ngoại của tớ mất cả rồi. Thường ngày bận bịu công việc, có khi thắp nén hương cho ông bà cũng quên nhưng có những lúc nhớ lắm lắm... Tớ tin một điều rằng, ở nơi xa lắm, ông bà nội, ông bà ngoại của tớ đang cùng dắt tay nhau tới những nơi rất đẹp, và thỉnh thoảng ông bà sẽ ghé về nhà con cháu vào những sớm mai hay khi cơm chiều vừa dọn!
(ST)
Nhà chỉ có một cái tivi. Tối cuối tuần, ông bà thích xem cải lương, còn cháu lại mê bóng đá. Ông bà đã già, thần kinh không còn tốt nên cứ vừa xem lại vừa ngủ gật. Vậy, nhưng lại cứ thích xem.
Đứa cháu sốt ruột nói: "Ông bà ngủ gục mà xem gì. Thôi để cháu xem bóng đá cho rồi". Vừa nói, nó vừa lấy cái điều khiển từ xa bật qua xem đá bóng. Thằng cháu mê mải xem, chẳng hề để ý đến ông bà đang ngồi nhìn nhau, ái ngại và pha lẫn bực dọc. Ông bảo bà, giọng hơi lẫy: "Thôi đi ngủ, bà". Thằng cháu vẫn vô tư ngồi xem ti vi, không hề biết rằng đã làm ông bà buồn. Hôm sau, ông kể lại câu chuyện ấy với bạn bè thì mới hay: ông chẳng phải là trường hợp ngoại lệ.
Nhà ông bà Minh chật chội, kinh tế lại khó khăn không có điều kiện cho con cái ra riêng. Con trai, con gái lập gia đình xong đều về ở chung thành một đại gia đình. Mâu thuẫn giữa chị chồng, em dâu; con cô, con cậu thường xuyên xảy ra khiến ông bà phải phân xử phát mệt. Nhưng la đứa này thì lại sợ đứa kia suy diễn ông bà "nhất bên trọng nhất bên khinh". Rồi đến việc ông bà ưng ăn cơm nát, có canh, rau còn bọn trẻ thì lại thích ăn cơm khô, thức ăn kho khô. Thường thì bố mẹ bọn trẻ thường chiều theo ý của chúng hơn... Chỉ bao nhiêu đó thôi cũng đủ làm ông bà không mấy khi được thanh thản.
Sự khác biệt giữa già với trẻ là tất yếu vì già đã qua thời trẻ còn trẻ thì chưa tới tuổi già. Sự khác biệt thế hệ khiến cho nhiều gia đình "tam, tứ đại đồng đường" khó tìm được tiếng nói chung trong sinh hoạt hàng ngày và trong lối sống. Do trải qua những tháng ngày vất vả, nghèo túng nên người già rất tiết kiệm, chắt chiu. Anh Trần Khánh Giang tâm sự: "Mỗi lần sắm sửa vật dụng trong nhà là tôi đến khổ với mẹ. Tính bà tiết kiệm, chẳng muốn tôi tốn tiền mua sắm gì cả. Có lần tôi thuê người chở cái máy lạnh về nhà, cụ cứ mắng xối xả cái anh xích lô làm cho anh ta chạy mất dép. Chẳng bao giờ bà cho con cháu vứt đi tí đồ cũ nào mà cứ gom góp lại, để chật tủ, chật phòng, dù chẳng bao giờ dùng đến nữa".
Không chỉ khác nhau trong sinh hoạt mà mâu thuẫn già - trẻ thường phát sinh khi **ng tới vấn đề "lập trường-quan điểm". Người già thường theo những nếp suy nghĩ cũ, khó thích nghi với lối sống hiện đại, có phần vị kỷ của lớp trẻ. Trẻ thường chê già trái tính, còn già lại trách trẻ ích kỷ, vô ơn.
Người già, phải đối mặt với quá trình suy thoái nhanh theo quy luật tự nhiên. Sức khỏe giảm sút, không còn nhanh nhẹn như xưa. Trí nhớ chủ yếu của người già là về những sự kiện thời trai trẻ, những lối sống, hoàn cảnh cũ mà tuổi trẻ không thể cảm nhận được, còn những việc trong hiện tại lại mau quên... Bởi vậy con cháu cần phải hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của tuổi già để hiểu và thông cảm với các cụ hơn. Tuy nhiên, người già có những ưu điểm mà